Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT, là dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới, được triển khai từ năm 2015 cho đến nay. Dự án được triển khai trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố, gồm 5 tỉnh Tây Nguyên và 8 tỉnh, thành ĐBSCL.
Mục tiêu chung của dự án là góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo, cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa lớn của Việt Nam.
Kết quả liên kết, kết nối toàn dự án này đã tác động mạnh mẽ, giúp thay đổi trình độ sản xuất, năng lực quản lý, giảm thất thoát sau thu hoạch. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo lớn đến tìm hiểu bao tiêu và liên kết sản xuất. Vụ hè thu năm 2020, sau gần 5 năm triển khai dự án, đã có 56.554 ha diện tích trồng lúa có hợp đồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Trong đó, có 19.801 ha lúa vụ hè thu của VnSAT được doanh nghiệp bao tiêu cao hơn so với giá cùng chủng loại trên thị trường từ 100 - 300 đồng/kg.
Cụ thể, tại thành phố Cần Thơ, có 3.561 ha được bao nhiêu bởi 5 doanh nghiệp, là: Công ty Winwintech, Công ty Hiếu Nhân, Công ty Trung Thạnh, Công ty Trung An, Công ty Gentraco. Tỉnh Hậu Giang có 2.303 ha được bao nhiêu bởi 8 doanh nghiệp, là: Công ty Vạn Cường Phát, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Thiên Ân, Công ty TNHH Miền Tây, Công ty TNHH Nông nghiệp Hạt Ngọc Việt, Công ty Giống cây trồng miền Nam, Doanh nghiệp tư nhân Trân Châu, Công ty Lương thực Vĩnh Lộc, Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, Công ty Công nghệ cao Việt Nam.
Tỉnh Kiên Giang có 2.873 ha được bao tiêu bởi 3 doanh nghiệp, là: Công ty Trung An, Công ty Vĩnh Phát, Công ty Vinacam. Tỉnh Sóc Trăng có 1.406 ha được bao nhiêu bởi 7 doanh nghiệp, là: Công ty Việt Anh, Công ty TNHH Lương thực Thực phẩm Long An, Công ty Vĩnh Hưng, Công ty Thiên Bình, Công ty Minh Phát, Công ty Giống cây trồng miền Nam, Công ty CP Vinacam. Tỉnh Tiền Giang có 2.301 ha được bao nhiêu bởi 3 doanh nghiệp, là Công ty Lương thực Tiền Giang và Công ty Long Nhựt.
Tỉnh Long An có 2.556 ha được bao tiêu bởi 12 doanh nghiệp, gồm: Công ty Vĩnh Hưng, Công ty TNHH MTV Ngọc Phương Nam, Công ty Lúa gạo Cờ Đỏ, Công ty CP Giống cây trồng Đông Nam, Công ty CP Phoenix Group, Công ty TNHH ADC, Công ty CP Đầu tư - Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm Ita-Rice, Công ty TNHH Trương Việt, Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, Công ty Sao Ngọc Phương Nam, Công ty Hoa Tiên, Công ty Trí Mai, Công ty Việt Thanh.
An Giang có 1.458 ha được bao tiêu bởi 5 doanh nghiệp, là: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty Gentraco, Công ty Angimex, Công ty CP Tập đoàn Tân Long. Tại Đồng Tháp có 1.456 ha được bao tiêu bởi 11 doanh nghiệp, là Công ty Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Chuỗi nông sản Việt, Công ty Nếp Long An, Công ty Hiếu Nhân, Công ty Lương thực Đồng Tháp, Công ty Giống cây trồng miền Nam, Công ty Cửu Long Seed, Công ty phoenix, Công ty Đại Phát An Giang, Công ty Hồng Lẫm Việt Nanotech Đồng Tháp.
Phát biểu tại lễ ký kết chuỗi giá trị lúa gạo bền vững VnSAT, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tân Long cho biết: “Đơn vị sẽ thực hiện ký kết biên bản hợp tác bao tiêu dòng lúa chất lượng cao, với các đơn vị đó là: Hợp tác xã nông nghiệp Gò Gòn (tỉnh Long An), Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Hòa (tỉnh Kiên Giang), Hợp tác xã nông nghiệp An Bình (tỉnh An Giang), Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Phát (tỉnh Sóc Trăng). Các giống lúa đưa vào sản xuất và sẽ được ký hợp đồng bao tiêu như: Đài Thơm 8, Jasmine 85, lúa Japonica, ST 21, ST 24. Sản phẩm của chuỗi liên kết sẽ mang thương hiệu gạo A An, do công ty phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường khó tính như Hàn Quốc, EU”.
Công ty CP Tập Đoàn Tân Long là doanh nghiệp đang vận hành nhà máy kho bãi với diện tích 33 ngàn mét vuông, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với sức chứa 100 ngàn tấn gạo thành phẩm và dây chuyền lao bóng có tổng công suất 1 ngàn tấn/ngày. Công ty đang có kế hoạch xây dựng thêm 3 nhà máy và đặt mục tiêu xuất khẩu 500 ngàn đến 1 triệu tấn gạo mỗi năm.
Công ty CP Chuỗi nông sản phẩm Việt, đơn vị sở hữu thương hiệu “Ruộng nhà mình” sẽ thực hiện ký kết biên bản hợp tác bao tiêu dòng lúa chất lượng cao ST 24, ST 25, niên vụ đông xuân 2020 - 2021 theo mô hình cánh đồng công nghệ cao, với giá thu mua cao hơn giá trên thị trường từ 300 - 500 đồng/kg, với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thuận Tiến (tỉnh Đồng Tháp).
Công ty TNHH Miền Tây, doanh nghiệp chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp sang thị trường châu Âu, thực hiện ký kết biên bản hợp tác bao nhiêu dòng lúa chất lượng cao niên vụ đông xuân 2020 – 2021, theo mô hình canh tác hữu cơ vi sinh, với giá thu mua cao hơn giá trên thị trường từ 100 - 200 đồng/kg, với Hợp tác xã Danh Tiến (tỉnh Hậu Giang).
Công ty CP Gạo Hạnh Phúc, đơn vị đang đầu tư xây dựng nhà máy gạo Hạnh Phúc từ nguồn vốn vay của dự án VnSAT, thực hiện ký kết bao tiêu lúa niên vụ đông xuân 2020 - 2021 với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Trinh (tỉnh Tiền Giang) và Hợp tác xã nông nghiệp Đại Lợi (TP Cần Thơ). Sản phẩm của các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết này sẽ là những mẻ nguyên liệu đầu vào đầu tiên và tốt nhất do nhà máy gạo lớn nhất Đông Nam Á chế biến và xuất khẩu khi nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động.
Đặc biệt, trong chuỗi liên kết này, Công ty CP Gạo Hạnh Phúc sẽ có cơ chế linh hoạt trong vấn đề bao tiêu, thanh toán và thu mua giá lúa cao hơn thị trường cho bà con nông dân, tổ chức nông dân, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đồng thời, công ty còn có tổng đài đường dây nóng hỗ trợ kỹ thuật cho bà con canh tác lúa, giúp nông dân tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT): Kết quả dự án vượt ngoài mong đợi
Qua 5 năm triển khai thực hiện Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững – VnSAT, đã có những tác động mạnh mẽ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu hai ngành hàng chiến lược của Việt Nam là lúa gạo và cà phê.
Riêng đối với hợp phần lúa gạo của dự án VnSAT triển khai trên địa bàn 8 tỉnh, thành ĐBSCL, đến nay đã đặt được nhiều kết quả, vượt mục tiêu của dự án đề ra, như: diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, số hợp tác xã/tổ chức nông dân được thành lập và củng cố, giảm lượng phát khí thải nhà kính… Đây là những kết quả rất ấn tượng, khi biết rằng trong 5 năm triển khai dự án, thì chỉ có khoảng 3 năm triển khai ngoài thực tế. Và chúng ta cũng mới giải ngân được khoảng 50% tổng số vốn Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay thực hiện dự án.
Thông qua các hoạt động của dự án VnSAT, như hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất, đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, tăng tính cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo trên thị trường quốc tế.
Đ.T.Chánh
Hỗ trợ liên kết chuỗi
Trong năm 2018, dự án VnSAT đã triển khai hoạt động tư vấn, hỗ trợ liên kết chuỗi, giúp nâng cao trình độ quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm là lúa hàng hóa, lúa giống và gạo của hơn 100 hợp tác xã. Trong đó, có hơn 30 hợp tác xã được cấp mã QR Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm và 8 hợp tác xã tiêu biểu nhất được dự án hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, mẫu mã bao bì, trang thương mại điện tử, để quảng bá, tiệu thụ sản phẩm.
Hoàng Vũ
Theo Trần Trung - Minh Sáng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã