Nuôi tôm siêu thâm canh từ 2.800 ha năm 2020, đạt 5.000 ha năm 2025.
Mục tiêu kế hoạch đề ra là khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp, bền vững. Phát triển sản xuất theo các vùng: Vùng Nam Cà Mau phát triển nuôi tôm và các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao; vùng Bắc Cà Mau phát triển cây lúa theo hướng an toàn, hữu cơ đi đôi với con tôm, trồng các loại cây rừng thâm canh gỗ lớn... Bên cạnh đó là phát triển nuôi nhuyễn thể ở ven sông, ven biển; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, an toàn sinh học và hữu cơ.
Mục tiêu cụ thể nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả giai đoạn 5 năm (2021 - 2025):
- Nuôi tôm siêu thâm canh: Từ 2.800 ha năm 2020, đạt 5.000 ha năm 2025 (tăng 78%).
- Nuôi tôm quảng canh cải tiến 02 giai đoạn: Từ 75.000 ha năm 2020, đạt 175.000 ha năm 2025 (tăng 133%).
- Phát triển vùng nuôi tôm hữu cơ đến năm 2025 đạt 4 vùng, với diện tích 25.000 ha. Trong đó: Vùng tôm - lúa: 13.000 ha; vùng tôm - rừng: 12.000 ha.
- Phát triển vùng nuôi cua hữu cơ đến năm 2025 đạt 3 vùng, với diện tích 1.100 ha.
- Nuôi thủy sản kết hợp: Từ 72.000 ha năm 2020, đạt 100.000 ha năm 2025 (tăng 38%).
- Sản xuất lúa an toàn: Từ 20.000 ha năm 2020, đạt 45.000 ha năm 2025 (tăng 150%).
- Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, GIobalGAP: Từ 200 ha năm 2020, đạt 1.000 ha năm 2025 (tăng 400%).
- Sản xuất lúa hữu cơ: Từ 700 ha năm 2020, đạt 2.000 ha năm 2025 (tăng 185%). Phát triển vùng sản xuất lúa hữu cơ đến năm 2025 đạt 3 vùng.
- Sản xuất rau an toàn: Từ 800 ha năm 2020, đạt 3.000 ha năm 2025 (tăng 275%).
- Sản xuất rau VietGAP từ 150 ha năm 2020 đạt 1.000 ha năm 2025 (tăng 566%).
- Sản xuất rau hữu cơ (TCVN) đạt 700 ha năm 2025.
- Nuôi heo an toàn sinh học: Từ 18.000 con năm 2020, đạt 70.000 con năm 2025 (tăng 288%). Nuôi heo hữu cơ đạt 30.000 con năm 2025.
- Nuôi gia cầm an toàn sinh học: Từ 350.000 con năm 2020, đạt 1.400.000 con năm 2025 (tăng 300%). Nuôi gia cầm hữu cơ đạt 500.000 con năm 2025.
- Trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn: Năm 2020 từ 750 ha, đạt 1.150 ha năm 2025 (tăng 53 %).
- Diện tích có phương án quản lý rừng bền vững đối với nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã đạt 1.300 ha năm 2025.
Diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 15.000 ha năm 2025.
Theo Nguyệt Thanh/camau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố