Năm 2010, anh Ngữ dành toàn bộ vốn liếng tích góp đầu tư nuôi dế bởi dế dễ nuôi, sức đề kháng tốt, công chăm sóc ít mà thị trường tiêu thụ lớn, hiệu quả kinh tế đem lại cao. Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn bởi kinh nghiệm chưa có, nguồn giống không bảo đảm chất lượng nên dế nuôi bị chết nhiều, thất thu hơn 100 triệu đồng.
Sau đó, anh vào Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) để tìm và nhập giống dế có chất lượng về nuôi. Anh cũng quan tâm hơn đến môi trường sống của dế, chịu khó lên mạng nghiên cứu cách thiết kế chuồng nuôi bảo đảm nhiệt độ môi trường, mua thêm vỉ xốp để làm nơi trú ngụ cho dế.
Hiện nay, anh Ngữ thiết kế chuồng nuôi với mái tôn chống nóng, lồng nuôi tách biệt, lắp đặt 4 máy điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ nuôi cho phù hợp. Anh chia sẻ thêm: Nuôi dế quan trọng nhất là luôn bảo đảm nhiệt độ trong lồng nuôi đúng với yêu cầu của từng độ tuổi dế. Đối với dế con cần lắp thêm bóng đèn sưởi và bổ sung cám cùng các loại rau xanh cho dế ăn nhằm tăng sức đề kháng. Kinh phí đầu tư mỗi lồng nuôi cũng không quá tốn kém, chỉ hết 200.000 đồng/lồng và có thể nuôi được 10 - 12kg dế thành phẩm.
Toàn bộ khu vực nuôi dế của gia đình anh Ngữ rộng gần 200m2 với 30 lồng, mang lại nguồn thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm cá truyền thống, kinh doanh cây cảnh nên tổng thu nhập đạt gần 500 triệu đồng/năm.
Anh Ngữ cho biết: Nuôi dế không tốn công chăm sóc, buổi sáng chỉ cần cho ăn rau xanh và thu dọn chuồng nuôi. Tôi có thêm thời gian chăm sóc cây cảnh, đi giao hàng cho khách ở nhiều nơi. Nuôi dế tốn nhất là tiền điện với khoảng 40 triệu đồng/năm nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, vốn đầu tư chỉ 100.000 đồng/kg dế con và sau 3 tháng nuôi có thể thu 5 - 6kg dế thành phẩm, giá bán thị trường 100.000 đồng/kg. Với mô hình này, gia đình thu hút được 5 hộ dân trong xã cùng tham gia liên kết nuôi dế và bao tiêu sản phẩm cho họ. Các thành viên trong tổ liên kết hiện nay có nguồn thu bình quân 120 - 200 triệu đồng/năm nhờ nuôi dế thương phẩm.
Ông Trịnh Xuân Hiểu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bách Thuận, đánh giá: Mô hình nuôi dế của Nguyễn Kim Ngữ là hướng đi mới trong phát triển sản xuất ở địa phương. Anh Ngữ đã duy trì mô hình liên kết các hộ nuôi dế với nhau được hơn 10 năm nay và tạo thị trường đầu ra ổn định cho con dế, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Thời gian tới, xã Bách Thuận sẽ tổ chức các lớp tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi dế từ anh Ngữ để nhân rộng mô hình. Hàng năm, xã sẽ động viên, khen thưởng kịp thời đối với nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh giỏi như anh Ngữ nhằm tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã