Từng tu nghiệp ngành sinh học nông nghiệp tại Bulgaria và Đức, anh Thành dành nhiều thời gian nghiên cứu về các sản phẩm hữu ích cho cây trồng. Theo anh, trong tự nhiên có nhiều loại phân bón tốt, giúp cây phát triển nhanh, loại bỏ côn trùng gây hại mà không cần sử dụng phân hóa học.
Với vài mẹo đơn giản, mọi người có thể tạo ra loại phân bón chất lượng từ phân dơi và lông gà, không tốn kém mà lại hiệu quả.
|
Anh Nguyễn Trung Thành bên vườn rau xanh tốt. Ảnh: NVCC. |
Anh Thành cho biết, phân dơi không chỉ bổ sung kali cho cây trồng mà còn có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại dưới đất hiệu quả. Đối với ấu trùng ve sầu hút nhựa rễ cây cà phê, người dân chỉ cần bón 100-200 gram cho mỗi gốc thì côn trùng sẽ biến hết chỉ sau một tuần.
Với cà rốt và các loại rau củ, đa phần nông dân bón thuốc sâu khi gieo hạt để ngừa dế và các loại côn trùng cắn rễ. Tuy nhiên, chỉ cần bón 2-3 hạt phân dơi khi gieo hạt giống, các côn trùng sẽ biến mất nhờ mùi đặc trưng của loại chất thải này.
|
Phân dơi giúp ngăn côn trùng hiệu quả. Ảnh: phandoiblog. |
Nhiều lần áp dụng thực tế phân axit amin từ lông gà cho cây lúa, anh Thành thấy loại phân này giúp chống lại bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu gây ra. Cây lúa khi vào đòng thường có 6-7 lá, lá đòng càng to thì việc quang hợp tạo tinh bột càng tốt. Bởi vậy, cây vào đòng chỉ cần 2-3 lá lót là đủ, những lá ngoài cùng sẽ tiêu tốn phân bón, trở thành nơi trú ẩn cho côn trùng.
Để hạn chế côn trùng gây hại cho lúa, nông dân có thể dùng phân axit amin từ lông gà, thêm kali muối ớt vào rồi xịt đậm lên cây lúa. Sau một tuần, các lá gốc bên ngoài sẽ khô dần, cây lúa lúc đó chỉ còn 3 lá đủ nuôi đòng. Các lá gốc bị cắt dinh dưỡng nên rầy nâu hay bám ở gốc và hút chích trở nên vô hại.
Anh Thành chia sẻ công thức sản xuất phân bón axit amin dạng lỏng từ lông gà gồm:
Nguyên liệu: lông gà, vịt tương đối khô, Axit phosphoric H3PO4, vôi, giấy quỳ.
Dụng cụ nấu cách thủy: một cái chum đặt trong một thùng sắt, giữa thùng sắt và chum là nhớt thải.
Cách nấu phân: cho 10 kg lông gà với 2 kg axit phốt pho cùng 15 lít nước vào chum, đun 3 ngày. Nếu kiểm tra thấy lông tan hết là được, nếu thấy cạn thì thêm nước trong khi đun.
Phân nấu xong cần để nguội sau đó cho vôi vào trung hoà axit, nếu giấy quỳ có độ pH trên 7 đạt thành phẩm. Sau một ngày, nếu độ pH của giấy quỳ giảm cần cho thêm vôi để cân bằng. Cặn kết tủa là phân lân cao cấp có công thức CaPO4 và dung dịch nước là axit amin. 100-150ml axit amin cho bình 20 lít nước làm phân bón cho lá.
Theo Như Quỳnh/vnexpress.net/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã