Học tập đạo đức HCM

“Nghịch cảnh giá cả”

Thứ bảy - 13/07/2013 22:15
Trong khi giá đầu vào của sản xuất nông ngư nghiệp tăng rất mạnh, giá đầu ra của lại bị thương lái ép giảm xuống, thì thực tế người tiêu dùng lại phải chịu cảnh mua đắt một cách phi lý.

Bỏ chi phí ít, hưởng lợi nhiều nhất
Ông Vũ Vinh Phú-Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đã gọi đó là nghịch cảnh giá cả trong nước hiện nay, khi đầu vào của sản xuất nông ngư nghiệp như: phân bón, thức ăn, con giống, vật tư…, tăng rất mạnh, nhưng giá bán của sản phẩm làm ra không tăng, thậm chí còn giảm giá. Và khi đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm lại bị đội giá lên đến 20-30%, thậm chí là 50% so với giá thực tế.

Ông Phú dẫn chứng, từ tháng 4 đến nay, giá lợn hơi bán cho thương lái chỉ từ 30.000-35.000 đồng/kg, nhưng khi qua tay trung gian, giá bán tại các chợ vẫn từ 90.000-100.000 đồng/kg tức là đã đội giá lên từ 55.000-60.000 đồng/kg hơi.

Hay như mặt hàng gạo tẻ, nông dân chỉ bán với giá 5.500-6.000 đồng/kg nhưng ở chợ dân sinh, người tiêu dùng phải mua với giá từ 11.000-13.000 đồng/kg.

“Rõ ràng chưa có sự công bằng cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng trong xã hội, tầng lớp trung gian bỏ chi phí ít nhất lại được hưởng lợi nhiều nhất” ông Phú bày tỏ.

Đó là còn chưa kể đến cảnh “nơi thừa mứa, nơi thiếu thốn” tại một số địa phương hiện nay. Có nơi thì thừa nhiều sản phẩm, phải giảm giá thậm chí đổ bỏ, nhưng có nơi lại không có hoặc khan hiếm sản phẩm để phải tiêu thụ với giá cao gấp nhiều lần bình thường.

Người tiêu dùng đang phải mua sản phẩm với giá bị đội lên đến 20-30%, thậm chí là 50% so với giá thực tế
Ông Nguyễn Tiến Thỏa- Nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng thừa nhận tình trạng người nông dân đang bị điều tiết ở “hai cánh kéo giá” gồm cả đầu vào giá cao và đầu ra sản phẩm giá bị ép xuống quá thấp so với chi phí ban đầu.

“Đây chính là bức tranh khá toàn diện về giá cả suốt 6 tháng qua, cái cần tăng không tăng, cái cần giảm không thể giảm”, ông Thỏa bày tỏ.

Trên thực tế, ông Thỏa cũng cho hay, nghịch cảnh này không phải mới chỉ xuất hiện trong nửa đầu năm nay, mà đã kéo dài từ nhiều năm trước và đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản và hiệu quả.

Chính vì vậy, ông Thỏa cũng lo ngại, nếu không được giải quyết căn bản sẽ thui chột ý chí của người sản xuất, không bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trong xã hội.

Thiết lập chuỗi sản xuất khép kín
Theo lý giải của ông Thỏa, nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ việc nông dân đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch sản xuất hợp lý, chưa có quy mô sản xuất tốt để tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm giảm bớt các đầu mối trung gian.

“Nên tổ chức sàn giao dịch cho người nông dân, tạo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng”, ông Thỏa cho hay.

Theo đó, nên khuyến khích người nông dân thành lập tập đoàn, công ty, hợp tác xã kiểu mới tạo liên kết từ sản xuất đến xuất khẩu để bớt tầng lớp trung gian, giảm chi phí. Từ đó, người nông dân trực tiếp được hưởng lợi nhuận để không bị rơi vào vòng xoáy khâu lưu thông như hiện nay.

Đồng tình quan điểm, ông Phú cho rằng, các tập đoàn này phải hoạt động theo đúng nghĩa, tức là sẽ không ỷ thế Nhà nước để dựa dẫm, không độc quyền, tự chủ hạch toán kinh doanh trước pháp luật và được xã hội thừa nhận về vai trò quan trọng của mình.

“Quan trọng nhất, các doanh nghiệp đó chủ động nắm sản xuất và phân phối các mặt hàng thiết yếu, đủ sức can thiệp khi có những biến động bất lợi về giá cả thị trường trong phạm vi cả nước”, ông Phú cho biết.

Bên cạnh đó, ông Phú cho rằng, với các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, năng lượng phục vụ xã hội…, nên được tổ chức lại hệ thống phân phối nội địa một cách cơ bản. Thiết lập chuỗi sản xuất, phân phối đi thẳng từ sản xuất đến tiêu dùng, ít qua khâu trung gian, ít tốn chi phí và hiệu quả.

Cùng với đó, Nhà nước cũng cần đầu tư vốn để làm tốt công tác dự trữ quốc gia, các mặt hàng thiết yếu, chủ động sản xuất những nguyên liệu đầu vào, những sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế, giảm bớt phụ thuộc cơ bản vào nước ngoài.

Việc cơ cấu lại thể chế kinh tế, bổ sung các luật liên quan đến thương mại như: Luật bán lẻ, Luật chống đầu cơ, Luật chống độc quyền, Luật phân phối lợi nhuận trong các khâu sản xuất từ bán buôn, bán lẻ…cũng góp phần tạo nên môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, thông suốt.

 “Vẫn biết không phải một sớm một chiều có thể thay đổi được chính sách quản lý giá hiện nay, nhưng ít nhất để tạo được sự công bằng trong thương mại, chính sách cũng nên xuất phát từ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng”, ông Phú bày tỏ./.
Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Theo toquoc.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại814,404
  • Tổng lượt truy cập90,877,797
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây