Học tập đạo đức HCM

Thanh long Việt – “Ngai vàng” lung lay!

Thứ ba - 29/07/2014 04:50
Trái thanh long Việt Nam đã có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2013, xuất khẩu thanh long tươi đạt 326.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 203,8 triệu USD (chiếm khoảng 25% giá trị trái cây xuất khẩu dạng tươi, khô và đông lạnh và tương đương 61,4% giá trị trái cây tươi xuất khẩu).

Sẽ duy trì “số một” trong bao lâu?

Trái thanh long Việt Nam đã có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.  Năm 2013, xuất khẩu thanh long tươi đạt 326.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 203,8 triệu USD (chiếm khoảng 25% giá trị trái cây xuất khẩu dạng tươi, khô và đông lạnh và tương đương 61,4% giá trị trái cây tươi xuất khẩu). 

Tuy nhiên, trong tổng giá trị xuất khẩu thanh long, có khoảng 68-71% giá trị thu về từ thị trường Trung Quốc. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường truyền thống, thị trường chủ lực tiêu thụ thanh long Việt Nam (năm 2013, giá trị xuất khẩu Thanh Long sang thị trường này đạt gần 138 triệu USD chiếm tỷ trọng  68% (lớn nhất) trong kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam.

 

Trước những bất ổn gần đây do Trung Quốc gây ra trên Biển Đông, việc xuất khẩu thanh long vào thị trường này bắt đầu bị ảnh hưởng xấu và có nhiều chỉ dấu cho thấy sự thiếu  bền vững. Bên cạnh đó, một số nước nhập khẩu thanh long như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Israel… đang bắt đầu trồng thanh long, cho thấy sự cạnh tranh về đầu ra của trái thanh long Việt sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Để giữ được “ngai vàng” đã thiết lập được trong những năm qua, thanh long Việt Nam sẽ phải chú trọng đến chất lượng và mở rộng thị trường khó tính, thay vì quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Thách thức từ “chân ruộng” đến “bàn ăn”

“Với việc mở rộng diện tích tự phát như hiện nay, có nhiều lý do làm cho cây thanh long Việt Nam bất ổn định trong thời gian tới – tiến sĩ  Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) nêu kiến giải của ông trong một bài viết khoa học mới đây về “Thanh long Long An – Hiện trạng sản xuất và phương hướng phát triển sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao, bền vững”.


Khoảng 2/3 khối lượng thanh long Việt Nam được xuất sang thị trường Trung Quốc. (Ảnh Tư liệu).

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa phân tích: Thanh long là loại cây mau cho trái, sau khi trồng khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch, là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, bên cạnh đó lợi nhuận từ cây thanh long có thể gấp 7-10 lần so với trồng lúa. Chính vì vậy diện tích thanh long phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây (năm 2000 diện tích khoảng 5.000 – 7.000ha, đến nay đã trên 26.000ha).Vùng trồng thanh long cũng đã mở rộng rất nhiều.

Trước đây chỉ tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, nay đã trồng khắp các vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long v.v… cả đến Cà Mau) và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Tương tự như vậy, sản lượng thanh long cũng tăng lên rất nhiều (năm 2000 dưới 50.000 tấn, đến nay đã hơn 600.000 tấn).

Có 4 lý do khiến thanh long Việt đứng trước tương lai bất ổn được tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa nêu ra:

Thứ nhất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển kịp, đường sá vận chuyển gặp khó khăn, hệ thống thu mua, đóng gói chưa có dẫn đến việc bán sản phẩm gặp nhiều khó khăn, hệ thống điện chong đèn chưa có.

Thứ hai, do mới trồng, người nông dân và cán bộ kỹ thuật các tỉnh chưa có kinh nghiệm nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong canh tác, đầu tư cho cây thanh long không đúng mức dẫn đến năng suất, chất lượng thấp.

Thứ ba, dịch hại phát triển tràn lan, khó khống chế… Thứ tư, các nước khác bắt đầu trồng thanh long, dẫn đến gia tăng nguồn cung, làm cho việc bán thanh long gặp khó khăn.

Những khó khăn, bất cập nội tại của trái thanh long Việt như: Chất lượng không đồng đều, sản xuất manh mún, nhiều dịch hại và đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc đang trở thành những thách thức và rào cản cho trái thanh long khi tham gia thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Bên cạnh đó, trên thế giới có rất nhiều nước trồng thanh long, đặc biệt các đối thủ cạnh tranh của ta như Israel, Thái Lan và Malaysia; gần đây Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Sri Lanka đang phát động trồng với diện tích lớn, đầu tư nhiều, ngay cả việc ứng dụng công nghệ cao.

“Trong các  nước (và vùng lãnh thổ) trên, Đài Loan tuy có diện tích thanh long nhỏ (khoảng 1.500ha), nhưng họ đã đầu tư công nghệ có thể cho trái quanh năm mặc dù họ có mùa đông khá lạnh, thiết kế vườn theo kiểu mới (luống), kỹ thuật canh tác mới giúp năng suất có thể lên cao từ 60 đến 100 tấn/năm. Đây là thách thức lớn cho việc phát triển cây thanh long Việt Nam nói chung…” – tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa nhận định.
Hoàng Sơn
Theo danviet.vn

 Tags: xuất khẩu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm444
  • Hôm nay43,407
  • Tháng hiện tại748,520
  • Tổng lượt truy cập90,811,913
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây