Học tập đạo đức HCM

Giá lúa gạo toàn cầu tăng mạnh vì dịch COVID-19

Thứ tư - 01/04/2020 04:42
KTNT Giá ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây, khi nhu cầu tích trữ tăng, trong khi nguồn cung bị siết lại do nhiều yếu tố, tờ Wall Street Journal ngày 31/3 phân tích.
Cánh đồng lúa mì ở gần Tioga, Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cánh đồng lúa mì ở gần Tioga, Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Những nước phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước đã đẩy mạnh việc thu mua, đảm bảo rằng có đủ dự trữ để tồn tại qua đại dịch. Người tiêu dùng đang tìm cách tích trữ mỳ sợi, gạo, bánh mỳ. Các nguồn cung ứng nông sản bị đứt gãy. Nhiều nước tìm cách hạn chế sản phẩm nông nghiệp.

Hệ quả đã rõ: Giá lúa mỳ và gạo, hai loại ngũ cốc quan trọng nhất của thế giới, đang tăng mạnh. Những khó khăn trong việc vận chuyển lương thực trong phạm vi một nước và với nước khác cùng với việc tăng mua ồ ạt có thể sẽ làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với thị trường lương thực toàn cầu. 

Giá lúa mỳ hợp đồng kỳ hạn giao dịch tại sàn Chicago (CBOT), hàn thử biểu toàn cầu, đã tăng 15% kể từ giữa tháng 3, lên mức 5,72 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg) vào hôm 30/3. Giá lúa giao dịch trên thị trường châu Âu cũng tăng mạnh do các biện pháp phong tỏa tại Pháp, một trong những nước sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới nhưng hiện là điểm nóng về lây nhiễm COVID-19, khiến cho việc vận chuyển lúa trở nên khó khăn hơn. 


Eakar (Đăk Lăk): Dân tố chủ tịch huyện vu khống

Cô gái kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi tháng bằng phương pháp quái đản!
Olymp Trade

Quảng Ninh: Phạt nặng người đàn ông dừng xe bắn chim trên cao tốc

Thái Nguyên: Cháy lớn tại Công ty giấy

Cùng lúc, giá các mặt hàng gạo của Thái Lan đã tăng 17%, lên 490 USD/tấn tính từ đầu năm – theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, các vấn đề về hậu cần vận chuyển cộng với sự mất giá đồng tiền nội địa tại nhiều nền kinh tế đang nổi đã khiến lúa gạo trở thành mặt hàng đắt đỏ với các nước nhập khẩu lương thực. Điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khủng hoảng lương thực tại các nước nghèo và các khu vực chịu tác động mạnh bởi bệnh dịch. “Tại thời điểm hiện nay, chúng ta đã có đẩy đủ các yếu tố của một cơn bão”, chuyên gia kinh tế cao cấp Abdolreza Abbassian tại FAO bình luận. 

Đương nhiên, thế giới không cạn kiệt lương thực. Các kho dự trữ ngũ cốc, dầu cải luôn ở ngưỡng cao do được mùa hàng loạt, cùng với sự gia tăng của Nga, Ukraine và nhiều nước Mỹ Latinh khác dưới góc độ là nhà xuất khẩu nông nghiệp lớn. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng lúa mỳ toàn cầu sẽ đạt mức kỉ lục là 764.5 triệu tấn trong niên vụ 2019-2020 kết thúc vào tháng 8 năm nay. Hiện có đủ lúa mỳ để cung cấp cho tất cả mọi người trên hành tinh - ông Tom Houghton, một chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn AgriCensus nhìn nhận. 

Thế nhưng để đưa ngũ cốc đến đúng nơi cần đến lại là vấn đề. Xu thế ăn tại nhà nhiều hơn, giảm ăn tại hàng quán bên ngoài đã tạo ra một sự “phân tán địa điểm ngắn hạn”, khi các nhà phân phối phải chuyển đổi sản xuất, từ các sản phẩm dùng cho nhà hàng sang đồ ăn trực tiếp đến người tiêu dùng. Khi mà nhà hàng đóng cửa người tiêu dùng sẽ phải tự nấu ăn tại nhà, và họ cũng phải làm mới việc tích đồ tại gia đình. 

Tại Pháp, nước có tới hơn 40.000 ca mắc COVID-19 tính đến ngày 30/3, ngành ngũ cốc đang phải vật lộn với vấn nạn thiếu hụt lái xe tải. Các công ty vận tải đã tăng cước phí vận chuyển lúa tới các cảng vì chiều về xe hầu như không có hàng để chạy khi mà nhu cầu nhập hàng của các công ty trong nước suy yếu đi vì các biện pháp phong tỏa.

Quan trọng hơn, một số nước xuất khẩu lương thực chủ chốt đang hạn chế việc xuất hàng để kìm giữ lạm phát và bảo đảm nguồn cung trong nước. Nga - nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, có thể sẽ hạn chế lượng xuất khẩu ngũ cốc xuống còn 7 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6. Kazakhstan tạm thời cấm xuất khẩu bột mỳ và mới đây tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhưng thay vào đó lại áp đặt hạn ngạch xuất khẩu. 

Những nước phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu lại đẩy mạnh việc mua tích trữ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước trong thời gian bệnh dịch. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi đã chỉ thị cho quan chức thuộc quyền tăng kho dự trữ lương thực, trong bối cảnh Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua 175.000 tấn lúa mỳ trong phiên giao dịch hôm 27/3, trước đó Saudi Arabia cũng nhập khẩu 1,2 triệu tấn đại mạch dùng để chế biến thức ăn gia súc. 

 Hoài Thanh (WSJ)/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,293
  • Tổng lượt truy cập90,867,686
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây