Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng Thường trực Điều phối chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội đánh giá, hội thảo là cơ hội để các chủ thể OCOP kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, đơn vị kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online…
Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP của 15 tỉnh miền núi phía Bắc sẽ tham gia sẽ ký kết 175 biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các chủ thể với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm.
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mỗi xã một sản phẩm Hà Nội, chương trình OCOP đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng; khai thác, duy trì và phát huy được giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền; tạo ra nguồn đặc sản phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NNPTNT) cho biết, đây là cơ hội rất lớn để đưa các sản phẩm OCOP đến với người dân Hà Nội, tiếp cận được các hệ thống siêu thị bán lẻ, nhà phân phối.
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng, không chỉ vấn đề đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm mà phải phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
"Giới thiệu được sản phẩm OCOP đến các thị trường lớn như Hà Nội sẽ là cơ hội rất lớn của các chủ thể OCOP tiếp cận trực tiếp với khách hàng, các kênh phân phối, giúp tiêu thụ sản phẩm OCOP thuận lợi, hiệu quả, người tiêu dùng có điều kiện mua sắm sản phẩm OCOP chất lượng" - ông Tiến chia sẻ.
Lần đầu tiên tham gia chương trình kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía bắc, ông Lý Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Gia (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) cho biết, đây là cơ hội rất lớn để các chủ thể sản phẩm OCOP gặp gỡ, trao đổi cũng như kết nối với các hệ thống bán lẻ, siêu thị....
HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Gia được thành lập từ năm 2017, hiện HTX đã có 4 sản phẩm được đánh giá từ 3 đến 4 sao OCOP như: Khâu nhục, gà Tiên Yên, bánh Tày và kẹo Lạc Hồng.
"Đến với sự kiện này, chúng tôi kỳ vọng rất cao vào việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm của HTX tại thị trường Hà Nội. Trong chương trình này, HTX chúng tôi đã ký biên bản hợp tác với 6 đơn vị phân phối" - ông Thắng chia sẻ.
Bên lề sự kiện kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc (diễn ra từ ngày 24/7 đến 27/7 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Trước đó, ngày 26/6 Sở NNPTNT Hà Nội, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố đã tổ chức Hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP (lần thứ nhất) với sản phẩm OCOP của 75 chủ thể tham gia.
Theo Minh Ngọc/danviet.vn
https://danviet.vn/15-tinh-bat-tay-ky-ket-tieu-thu-san-pham-ocop-tao-san-choi-binh-dang-20200724162725081.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã