Học tập đạo đức HCM

175 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết tại Hội thảo Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc

Thứ bảy - 25/07/2020 03:03
HNP - Chiều 24/7, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội mới phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức Hội thảo Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự Hội thảo có các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các doanh nghiệp của 15 tỉnh thành phố phía Bắc.

Đại diện các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tại Hội thảo


Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Hội thảo được tổ chức với mục đích kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
 
Tại Hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho biết: Tham dự Hội thảo kết nối giao thương còn có rất nhiều các hệ thống siêu thị lớn như Coop Mart, Aeon Mart… Trước đó, danh sách các sản phẩm của các chủ thể OCOP cũng đã được đưa đến các hệ thống siêu thị này để họ có thể lựa chọn đa dạng các hàng hóa đưa vào kênh phân phối của siêu thị. Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng khẳng định, để sản phẩm OCOP vào được các siêu thị, kênh phân phối hiện đại thì cần đảm bảo các giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên, có một thực tế, mặc dù các đơn vị đã được cấp chứng nhận về OCOP nhưng khi các siêu thị hỏi đến giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, giấy kiểm nghiệm thì hầu như các doanh nghiệp, chủ thể OCOP đều thiếu hoặc có nhưng lại hết hạn. 
 
Tham luận tại Hội thảo, các doanh nghiệp chủ thể OCOP đánh giá cao chương trình đã tổ chức kết nối, giới thiệu và tạo cơ hội giao thương sản phẩm OCOP giữa các nhà sản xuất với doanh nghiệp. Đồng thời là dịp để Hà Nội triển khai tốt chương trình OCOP vừa để các tỉnh, thành về kết nối, quảng bá các sản phẩm. Tạo cơ hội giao thương, kết nối đưa sản phẩm quảng bá rộng rãi đến tay người tiêu dùng.
 
Đáng chú ý, Giám đốc Công ty CP xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho rằng, có một thực tế, sau các chương trình hội thảo, hội chợ, kết nối giao thương thì bị đứt gãy thông tin. Nhiều doanh nghiệp muốn tìm sản phẩm đưa vào hệ thống phân phối thì rất khó. Bên cạnh đó, các sản phẩm OCOP của các chủ thể dù rất tốt nhưng lại chưa tìm được phân khúc thị trường phù hợp. Ví dụ, các sản phẩm trứng, sữa thì cần đưa vào hệ thống trường học, bếp ăn tập thể thì mức tiêu thụ sẽ rất tốt, còn đối với các sản phẩm mang tính chất làng nghề, thủ công mỹ nghệ thì cần đẩy mạnh vào các khu du lịch. Do đó, Giám đốc Công ty CP xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam đề nghị cần thành lập các địa điểm trưng bày, giới thiệu cho các chủ thể OCOP để mở rộng việc kết nối.
 

Các doanh nghiệp trao đổi, kết nối tại Hội thảo
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Chánh Văn phòng Nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến khẳng định, Hà Nội là trung tâm với nhiều làng nghề, có nhiều dư địa để phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời là thị trường tiêu thụ rất lớn, là nơi kết nối, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP phải bảo đảm việc chuẩn hóa quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm, sản xuất khép kín, bảo vệ môi trường... để khi đến tay người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất. Thông qua chương trình này, hi vọng, trong thời gian tới, sẽ dần trở thành hoạt động hàng quý, hàng tháng thường xuyên của Hà Nội. Đặc biệt, quận Tây Hồ sẽ phát triển được thế mạnh về du lịch và sản phẩm du lịch. Về phía cơ quan quản lý, sẽ tổ chức đánh giá các tiêu chí sản phẩm OCOP chuẩn xác, đúng với giá trị thật của sản phẩm để chương trình ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả.
 
Tại hội thảo, đã có 175 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết. Trong đó, Văn phòng nông thôn mới quốc gia; Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và các chủ thể OCOP đã ký 11 Biên bản ghi nhớ hợp tác; 24 doanh nghiệp ký kết hợp tác với các tỉnh thành; 140 doanh nghiệp ký kết hợp tác với các chủ thể OCOP.

Theo Minh Đăng/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay24,705
  • Tháng hiện tại930,807
  • Tổng lượt truy cập90,994,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây