Học tập đạo đức HCM

Chuyện xây dựng nông thôn mới ở một xã thuần nông ở Lạng Sơn

Thứ hai - 14/11/2016 22:17
Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, có hơn một nghìn hộ dân chủ yếu là bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao... cùng sinh sống. Đời sống của bà con chủ yếu dự vào nông lâm nghiệp. Những năm qua, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đời sống của bà con đã không ngừng nâng cao. Có cuộc sống ổn định, bà con các dân tộc trong xã đã đóng góp công sức xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Và từ 2015, Gia Cát là xã đầu tiên của huyện Cao Lộc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Bà con nông dân xã Gia Cát đưa máy gặt liên hợp vào thu hoạch lúa hè thu.

Huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng

Hàng tháng, cứ đến ngày sinh hoạt chi bộ, các đảng viên ở thôn Hợp Tân, (Gia Cát) lại tề tựu đồng đủ tại nhà văn hóa thôn, để họp bàn, thảo luận những vấn đề đời sống, việc làm, an ninh trật tự tại thôn xóm... Ông Dương Ngọc Thông, cán bộ hưu trí cho biết: Nhà văn hóa thôn được xây dựng đã hơn bốn năm nay, đây là nơi hội họp sinh hoạt của các tổ chức chính trị, đoàn thể... Trước đây, khi chưa có nhà văn hóa thôn, các cuộc họp thường diễn ra ở nhà dân nên. Từ ngày thực hiện chung tay xây dựng NTM, bà con trong thôn đã góp công sức, tiền của, hiến đất làm nhà văn hóa thôn, Nhà nước chỉ hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa, còn lại do dân tự đóng góp...

Từ mô hình xây dựng nhà văn hóa thôn Hợp Tân, đến nay mười thôn bản trong xã Gia Cát đều đã xây dựng nhà văn hóa thôn khang trang, làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo không khí sôi nổi thu hút đông đảo bà con tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng...

Chủ tịch UBND xã Gia Cát, Đặng Đức Sơn, cho biết, từ năm 2010 đến nay, ngoài việc được tỉnh, huyện, đầu tư xây dựng các công trình như: trạm y tế xã, trường học đạt chuẩn quốc gia, trạm bơm, bê tông hóa năm tuyến đường trục xã... Bà con các dân tộc trong xã cũng đã đóng góp gần bốn tỷ đồng, hiến hơn 14 nghìn m2 đất để làm đường giao thôn nông thôn, nhà văn hóa thôn; đóng góp hơn 21 nghìn ngày công lao động để xây dựng các công trình. Nhờ đó, đường dân sinh đến mọi bản làng đều được bà con bê tông hóa, 10/10 thôn đều có nhà văn hóa với diện tích từ 80 - 130m2/nhà; 100 số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã không nợ tiền xây dựng của nhà nước và người dân...

Không những xây dựng được các công trình điện đường, trường trạm... Gia Cát còn là xã đầu tiên của huyện Cao Lộc thành lập Hợp tác xã thu gom rác thải. Giám đốc Hợp tác xã Thành Lộc Hoàng Văn Hùng phấn khởi: HTX có 10 thành viên đã hoạt động được gần 5 năm nay, hiện đã có 8/10 thôn bản thành lập được các tổ thu gom rác thải, mỗi hộ trong thôn đều được HTX đặt một thùng rác cạnh nhà để gom rác. Từ khi có HTX chuyên thu gom rác, môi trường trong thôn xóm luôn được bà con giữ gìn sạch đẹp.

Xây dựng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh

Ở thôn Sơn Hồng, mọi người đều quý mến anh Hoàng Trọng Dũng, người đầu tiên của thôn dám nghĩ, dám làm đưa cây mận lai táo, cây hồng không hạt vào trồng trên chân ruộng một vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Khi có cuộc sống ổn định, anh Dũng đã bỏ tiền mua vật liệu, huy động bà con góp công sức tự làm đường bê tông dài hơn 2 km về tận thôn bản.

Kể lại chuyển làm giàu, Hoàng Trọng Dũng thổ lộ: trong thôn chủ yếu là bà con dân tộc Nùng, trình độ dân trí còn thấp, lại nằm ngay dưới chân núi Mẫu Sơn, khí hậu khắc nghiệt, mùa đông bao phủ bởi sương giá, băng tuyết, đồi núi khô cằn nên đời sống của bà con rất khó khăn. Không chấp nhận đói nghèo đeo đẳng, hơn 10 năm về trước, anh đã đi nhiều nơi học hỏi cách làm giàu. Ban đầu, gia đình anh quyết định trồng hơn 200 cây mận lai táo. Cây mận rất dễ trồng chỉ sau ba năm đã cho quả và khả năng cho quả kéo dài hơn 20 năm.

Hơn 10 năm nay, trong vườn anh Hoàng Trọng Dũng lúc nào cũng có hơn 150 cây mận cho quả, mỗi cây trung bình cho 40 - 50 kg quả/cây. Năm nay, đầu vụ bán được 30 nghìn đồng/kg, tính riêng một vụ mận chín sớm, trừ tất cả chi phí, gia đình anh thu ít nhất 30 triệu đồng. Ngoài cây mận trong vườn, gia đình anh Dũng còn hơn 120 cây hồng không hạt, hàng năm thu hơn 60 triệu đồng. Đó là chưa kể đến con cá, tôm và hơn 1,8 ha rừng hồi, 18 ha rừng thông. Có được nguồn vốn, gia đình anh đầu tư mở rộng sản xuất, như trồng mới hơn 200 cây hoàng đàn... Tổng thu nhập hàng năm của gia đình Hoàng Trọng Dũng trừ các khoảng chi phí, lên tới hơn 200 triệu đồng...

Những năm gần đây, xã Gia Cát ngày càng xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các loại giống cây trồng như: khoai tây, dưa hấu, trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap... ngày càng được bà con hưởng ứng. Theo thông kê của xã, hiện đã có 115 hộ kinh tế khá; toàn xã có 400 máy cày, 31 xe tải, bảy xe vận tải hành khách; xã chỉ còn 76 hộ nghèo chiếm 6,73%, không còn hộ đói. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 19 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 80%...

Để xã Gia Cát đạt chuẩn NTM như ngày nay, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc Triệu Văn Quân khẳng định: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Gia Cát đã tập trung chỉ đạo, lựa chọn các nội dung chủ yếu, như: đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất; hệ thống cơ sở hạ tầng được tập trung xây dựng; quan tâm phát triển nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả; tăng cường các chính sách an sinh xã hội, công tác xóa đói, giảm nghèo... huy động được sức dân chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, xã Gia Cát đã trở thành điểm sáng của huyện trong xây dựng NTM.
 

Nhiều hộ gia đình trong xã Gia Cát phát triển chăn nuôi gia súc có thu nhập cao.

Trường mầm non của xã xây dựng khang trang, sạch đẹp.
 

Theo: Hùng Tráng/nhandan.com.vn

 Tags: bà con

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập489
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm486
  • Hôm nay42,851
  • Tháng hiện tại747,964
  • Tổng lượt truy cập90,811,357
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây