Xuất phát điểm không cao
Năm 2011, qua khảo sát thực trạng nông thôn ở 120 xã so với 19 tiêu chí quốc gia, cho thấy: Toàn tỉnh có 1 xã đạt 13 tiêu chí; 1 xã đạt 9 tiêu chí, 36 xã đạt từ 6 - 8 tiêu chí; 66 xã đạt từ 3-5 tiêu chí, 16 xã đạt từ 1-2 tiêu chí. Trong đó, 25 xã điểm có 3 xã đạt 8 tiêu chí; 4 xã đạt 7 tiêu chí, 4 xã đạt 6 tiêu chí, 6 xã đạt 5 tiêu chí, 4 xã đạt 4 tiêu chí, 2 xã đạt 3 tiêu chí; 1 xã đạt 2 tiêu chí và 1 xã đạt 1 tiêu chí. Bình quân đạt 5 tiêu chí/xã.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, bộ mặt nông thôn có sự khởi sắc rõ nét: kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, cơ cấu lao động có bước chuyển dịch mạnh, có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi có chuyển đổi tích cực, góp phần tăng thu nhập cho người dân tăng giá trị trên ha canh tác; vai trò nhiều hợp tác xã được công nhận.
Bên cạnh đó, hạ tầng kết cấu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh được tăng trưởng đáng kể; thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Tính đến hết tháng 6/2016, Ninh Bình đã có 43 xã trong tổng số 119 xã của tỉnh tham gia Chương trình xây dựng NTM về đích. Toàn tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu năm 2016 có thêm 21 xã được công nhận về đích NTM. Với những cách làm riêng của mình, đến nay Ninh Bình đã trở thành là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM, nhiều tỉnh đã về đây học tập mô hình. Ninh Bình cũng là một trong 11 tỉnh được đánh giá cao về kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng, phát huy tác dụng của các công trình giao thông nông thôn…
Không xây dựng NTM bằng mọi giá
Theo điều tra khảo sát tại các xã xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh cho thấy, nguồn lực đầu tư vào các công trình, dự án xây dựng cơ bản: Đường giao thông trục xã, đường giao thông thôn xóm; nhà văn hóa xã, thôn, xóm... là lớn và xã nào cũng nhiều.
Đại diện Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình chia sẻ: Đối với các công trình đường giao thông trục xã, sân vận động, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn... chủ yếu được xây dựng từ nguồn ngân sách xã cùng các nguồn vốn khác và trông chờ chính vào việc đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, theo cơ chế của xã NTM. Với các xã ở ven đô thị, gần thành phố thì việc đấu giá quyền sử dụng đất thuận lợi và có kết quả cao, có nguồn để trả nợ xây dựng cơ bản; còn các xã vùng sâu, vùng xa thì rất khó khăn do không có người mua và nếu có đấu giá được thì giá trị thu được cũng thấp; trong khi các công trình trên các xã thường kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư và ghi nợ trả sau và theo báo cáo sơ bộ của các xã sau khi hoàn thành các tiêu chí nợ xây dựng cơ bản khoảng 20 - 30 tỷ đồng, có nơi lên tới 50 tỷ đồng. Như vậy, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các xã xây dựng NTM là lớn và có nguy cơ khó trả.
Để khắc phục tình trạng này, quan điểm chung của tỉnh là không xây dựng TNM bằng mọi giá; các công trình xây dựng cơ bản chỉ triển khai khi xác định được nguồn trả nợ có tính khả thi và nếu không chỉ rõ được nguồn trả thì không triển khai công trình. Để có nguồn vốn trả nợ, các địa phương phải đẩy nhanh quy hoạch, thủ tục và trình tự đấu giá đất tại địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh tích cực huy động các nguồn vốn khác như: Con em quê hương; các doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn... Mặt khác một số công trình có thể hạ thấp suất đầu tư với những hạng mục như: Tường bao sân vận động, đường bê tông trong sân, cổng... có thể không cần xây dựng; riêng tường bao có thể trồng cây xanh xung quanh thành bờ rào.
Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết, tính đến hết tháng 6/2016, tổng nguồn vốn huy động vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM ước đạt 18.282 tỷ đồng.
Hồng Lý
Nguồn: baocongthuong.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã