Học tập đạo đức HCM

Dạy nghề qua mô hình đa canh

Thứ năm - 16/08/2012 00:41
Dạy nghề, hướng người dẫn nông dân (ND) thông qua các mô hình trang trại đa canh, chăn nuôi cây con đặc sản... đó là cách dạy nghề đang phát huy hiệu quả tốt của Hội ND tỉnh Hà Giang.

 

Địa hình, khí hậu phức tạp, thiếu đất, nước sản xuất… khiến đời sống của ND Hà Giang rất khó khăn. Làm sao để giúp ND có việc làm, tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo, làm giàu là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội ND tỉnh Hà Giang.

Bà Xin Thị Bích - Chủ tịch Hội ND Hà Giang thăm mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã của anh Nguyễn Bá Ngãi (áo trắng).

 

Dạy theo nhu cầu ND

 

Một trong những khó khăn của Hội ND là chưa có trung tâm dạy nghề nên việc dạy nghề cho ND chủ yếu phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn nên rất bị động. Để khắc phục những khó khăn này, Hội đã dạy những nghề ND cần bằng những mô hình cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

 

Bà Xin Thị Bích - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Giang cho biết, hình thức tuyển sinh của Hội là dựa trên cơ sở những nghề ND đăng ký học để mở lớp. Tuy nhiên đối với những nghề mới chưa phổ biến như nghề cơ khí, điện dân dụng, lái xe… Hội sẽ hướng cho các học viên lựa chọn. Chỉ tính riêng năm 2011, Hội đã mở được 14 lớp, có gần 1.000 học viên tham gia, với các nghề chủ yếu như chăn nuôi thú y, trồng trọt, trồng và chế biến chè…

 

"Tháng 2.2012, Hội đã được UBND tỉnh cho thành lập Trung tâm Dạy nghề, với 4 giáo viên tham gia giảng dạy. Đến nay, trung tâm đã mở được 2 lớp sản xuất chế biến chè thành phẩm cho khoảng 60 học viên. Dự kiến từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ mở 6 lớp về chăn nuôi thú y, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản" - bà Bích cho hay.

 

Xây dựng mô hình đa canh

 

Một trong những mô hình cho hiệu quả cao đang phát triển ở Hà Giang hiện nay là trang trại đa canh. Mô hình này đang phát triển mạnh ở TP. Hà Giang, huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Mê, huyện Yên Minh…

 

Anh Nguyễn Bá Ngãi ở phường Nguyễn Trãi (TP.Hà Giang) là một trong những hộ đã thành công với mô hình đa canh. Trước đây anh Ngãi chỉ nuôi cá và trồng rừng, sau khi tham gia lớp học nghề của Hội ND, anh nuôi thêm hươu, lợn rừng theo hình thức bán hoang dã. Ngoài 10 con lợn rừng, hiện trang trại của anh có 15 lợn nái và hơn 100 lợn thịt, mỗi năm thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn thu hơn 100 triệu đồng từ cá và rừng.

 

“Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình đa canh, trong đó hướng vào chăn nuôi con đặc sản như lợn rừng, cá hồi và trồng rừng”. Bà Xin Thị Bích
 

Gia đình anh Lý Xuân Tiến, dân tộc Tày ở thôn Hồng Minh, xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên) thuộc diện hộ nghèo. Sau khi tham gia lớp học nghề chăn nuôi thú y, anh đã tự tin đầu tư chăn nuôi quy mô lớn. Hiện anh nuôi 6 con trâu, gần 30 chục con dê và 20 lợn thịt, nái. Anh Tiến chia sẻ: "Trước mình chăn nuôi nhỏ lẻ lại không có kiến thức phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm nên lời lãi chẳng đáng là bao, nhiều khi còn mất trắng vì dịch bệnh. Tham gia lớp học nghề của Hội ND, mình đã tự tiêm phòng, chữa một số bệnh thông thường cho đàn lợn, dê, trâu của gia đình".

 

Ở huyện Yên Minh, cùng với tổ chức dạy nghề, Hội đã xây dựng mô hình nuôi trâu, bò với 20 hộ tham gia. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 15 - 30 con trâu, bò. Hộ anh Nguyễn Văn Kỳ ở thôn bản Loan, xã Yên Minh nuôi 20 con bò, cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/năm.

 

Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay11,178
  • Tháng hiện tại65,936
  • Tổng lượt truy cập101,825,479
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây