Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến hết tháng 2-2016, cả nước có 1.761 xã (chiếm 19,7%) đạt chuẩn nông thôn mới; 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hiện có 7 đơn vị cấp huyện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận, gồm: huyện Yên Định (Thanh Hóa); Điện Bàn và Phú Ninh (Quảng Nam); Phong Điền (Cần Thơ); Phú Quý (Bình Thuận); Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai). Trong giai đoạn từ năm 2010-2015, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trong cả nước hơn 851.380 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp là 98.664 tỷ đồng, vốn tín dụng 434.950 tỷ đồng, vốn cộng đồng dân cư hơn 92.717 tỷ đồng, vốn từ doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng…
Theo kế hoạch, trong năm 2016, cả nước huy động khoảng 263.127 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, gồm nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp, cộng đồng dân cư…
Làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh.
Ông Trần Văn Môn, Phó Chánh văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 50%, mỗi tỉnh phải có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống người dân nông thôn; nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập tăng 1,8 lần so năm 2015. Cái khó hiện nay là sự chênh lệch về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới giữa các vùng miền còn cao. Điển hình như tỷ lệ đạt chuẩn của vùng Đông Nam bộ là 46,4%; vùng đồng bằng Sông Hồng là 42,8%; trong khi ở Miền núi phía Bắc chỉ đạt 9,1%; còn Tây Nguyên 15,5%, thấp hơn so mặt bằng chung của cả nước.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), yêu cầu các địa phương, các bộ ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát về quá trình xây dựng nông thôn mới. Nâng cao năng lực bộ máy ban chỉ đạo, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực cho chương trình, tập trung cải thiện chất lượng môi trường nông thôn. Theo đó, chú trọng 6 nhiệm vụ trọng tâm là: Phát triển cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; tạo chuyển biến về vệ sinh môi trường cảnh quan – xanh, sạch, đẹp; xây dựng đời sống văn hóa nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự xã hội nông thôn; nâng cao hiệu quả truyền thông. Trước mắt, phấn đấu hết năm 2016, cả nước có khoảng 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 25 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo SGGP
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã