Học tập đạo đức HCM

Tích tụ rồi vẫn run

Thứ sáu - 11/03/2016 23:33
TP - Trong khi nông dân nhiều nơi trả ruộng, bỏ ruộng hoang hóa, thì những người “yêu ruộng”, doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để tích tụ ruộng đất đai, đầu tư sản xuất. Các chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế để thị trường đất nông nghiệp thông thoáng hơn, để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Bỏ ruộng vì không đủ ăn

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện tượng nông dân bỏ ruộng, không gieo cấy có nhiều địa phương, với mức độ khác nhau. Thực tế, vấn đề trên đã xảy ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên mức độ bỏ hoang hóa cả năm, bỏ dài ít; còn bỏ một vụ trong năm, bỏ rồi gieo cấy lại khá phổ biến ở các địa phương.

Theo ông Định, cách đây vài năm, Cục đã kiểm tra, đánh giá tình hình bỏ ruộng của các địa phương “điểm” như: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình. Lúc đó, diện tích nông dân bỏ ruộng của ba tỉnh hơn 2.000 ha, trong đó, trên 1.730 ha đất bỏ ruộng và hơn 280 ha đất trả ruộng. Thực tế diện tích bỏ ruộng, trả ruộng có thể còn ở mức cao hơn.

Ông Định cho biết, giá vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng thấp, sản xuất không hiệu quả, có khi còn thấp hơn giá trị bỏ ra hoặc bị mất trắng do thiên tai. “Có nơi chỉ đạt 400-500 nghìn đồng/sào/vụ, trong thời gian 120 ngày, tương đương với ba ngày công lao động ngoài nông nghiệp”- ông Định nói.

Trong khi đó, theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn - IPSARD (Bộ NN&PTNT), quy mô diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện manh mún, bình quân chỉ khoảng 0,5-0,7 ha/hộ. Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bình quân mỗi hộ thuần trồng lúa phải có ít nhất 2 ha trở lên mới có thu nhập vượt qua ngưỡng đói nghèo.

Do thu nhập thấp, nhiều hộ nông dân phải kiếm thêm thu nhập từ lĩnh vực khác, như lên phố làm giúp việc, xe ôm, cửu vạn… Vì công việc bấp bênh, không có hợp đồng, bảo hiểm, nên họ vẫn giữ ruộng ở quê để “phòng thân”. Như vậy, đất đai từ “tư liệu sản xuất” đã chuyển sang thành “vật bảo hiểm rủi ro”. Tình trạng này dẫn đến việc ruộng bỏ hoang nhiều nơi, người cần có ruộng, yêu ruộng thực sự, hoặc các DN đầu tư vào nông nghiệp không có đủ thửa lớn, diện tích lớn để sản xuất.

70% DN nông nghiệp kêu khó về đất đai

Một khảo sát của IPSARD năm 2014 cho thấy, DN nông nghiệp đang rất bí về đất đai làm vùng nguyên liệu, xây dựng trụ sở, khu chế biến. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD cho biết, hiện các chính sách hỗ trợ DN về đất đai chưa hợp lý và khó tiếp cận. Gần 70% DN nông nghiệp đánh giá chính sách đất đai không thuận lợi, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ có 17% số DN khảo sát được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất.

“Doanh nghiệp, người dân đầu tư tài sản lớn trên đất, không được bảo đảm một cách chắc chắn và có nguy cơ thiệt hại lớn khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất”

Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện IPSARD

Theo ông Tuấn, DN muốn thuê đất sản xuất phải chịu chi phí trung gian và chi phí quản lý lớn, do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ. DN phải trả tiền mua hoặc thuê của dân, sau đó nộp lại cho cơ quan địa phương để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đó địa phương sẽ cấp giấy xác nhận cho DN thuê lại. Như vậy là DN trả tiền thuê đất hai lần cho cùng một diện tích…

Hiện có một số mô hình tích tụ ruộng đất khá hiệu quả ở một số địa phương. Chẳng hạn, nông dân thuê lại đất của nông dân; tập trung đất đai thông qua hợp tác xã; nông dân góp vốn bằng đất và trở thành cổ đông của công ty, doanh nghiệp đi thuê đất của dân, mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, thực tế, thấy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn chậm.

Viện trưởng IPSARD cho rằng, các thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp rất phức tạp. Các hoạt động chuyển nhượng đất nông nghiệp dù có diễn ra, nhưng chủ yếu ở dạng ngầm. Trong khi đó, các quy định và hướng dẫn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất chưa rõ ràng để người dân an tâm góp vốn với DN. “DN, người dân đầu tư tài sản lớn trên đất, không được bảo đảm một cách chắc chắn và có nguy cơ thiệt hại lớn khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất”- ông Tuấn nói.

Ngoài ra, chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nông nghiệp dưới hình thức trang trại, cánh đồng lớn dù đã có, nhưng chỉ ở dạng mô hình điểm, chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho DN, người dân thực hiện.

Điều chỉnh bằng thuế đất?

Lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng, cần phải có chính sách phù hợp, để người dân không còn nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp được tự nguyện trả ruộng; đồng thời khuyến khích hộ nông dân “yêu ruộng” tích tụ để phát triển sản xuất lớn, hình thành các nông, trang trại lớn để trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. “Trường hợp cố tình bỏ ruộng không chịu giao trả, cần phải đưa ra được chế tài thích hợp để thu hồi, hoặc chuyển quyền sử dụng cho đối tượng khác sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp”- ông Định nói.

Còn theo TS Tuấn, cần biến quyền sử dụng đất thành một loại hàng hóa, thành nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh. Và để thực hiện được điều đó, cần phải tiếp tục sửa Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự cùng nhiều bộ luật liên quan. Thực hiện thông thoáng thủ tục thị trường chuyển nhượng và thuê đất nông nghiệp. Cùng đó, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho thuê đất, mua đất nông nghiệp để khuyến khích nông dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất.

Theo Viện trưởng IPSARD, khi nông dân góp vốn vào DN bằng quyền sử dụng đất, cần hỗ trợ người dân thuê tổ chức thẩm định giá độc lập để xác định giá đất khi góp vốn. Có cơ chế giám sát việc đào tạo lao động và chia lợi tức của DN với hộ nông dân góp vốn.

Còn theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nếu không giải quyết được việc đầu tiên là đất đai, thì DN không “vào” được nông nghiệp. “Đất đai có vô số chuyện, cả một rừng luật. Gỡ từng luật một trong lĩnh vực đất đai là gần như không làm được”- ông Thiên nói. TS Thiên cho rằng: “Cách tiếp cận cơ bản nhất để xử lý vấn đề trên cho cả DN và nông dân là thuế thuê đất đai phải rõ ràng. Lúc đó, nông dân có ôm đất cũng không được, ông phải có tư duy hợp tác để sử dụng đất”.

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, tạo điều kiện cho DN là khâu then chốt để thực hiện đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp. Theo ông, Bộ đang tập hợp đề xuất Chính phủ thay đổi mạnh mẽ cơ chế chính sách đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có vấn đề đất đai, vốn, công nghệ, quản lý vật tư đầu vào, thương mại nông sản.

Gần 70% DN nông nghiệp đánh giá chính sách đất đai không thuận lợi, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chỉ có 17% số DN khảo sát được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuê đất.

theo Báo Tiền Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm503
  • Hôm nay73,140
  • Tháng hiện tại778,253
  • Tổng lượt truy cập90,841,646
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây