Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực của Tây Tựu

Thứ hai - 13/05/2013 00:06
 

Người dân Tây Tựu phá nhà để mở rộng đường trục xã

Xã Tây Tựu nằm ở phía tây bắc huyện Từ Liêm (TP Hà Nội). Xã có tên cũ là làng Đăm, là một trong bốn nơi mà lễ hội có nét riêng đặc sắc nhất vùng châu thổ sông Hồng, những nét riêng ấy đã đi vào ca dao: Bơi Đăm, rước Giá, vật Thầy/ Vui thì vui vậy, chẳng tầy rã La.

 

Đây cũng là vùng quê sản sinh ra một trong 5 đặc sản của đất kinh kỳ: Vải Quang, húng Láng, ngổ Đăm/ Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây. Ngày nay, Tây Tựu có 3 thôn (đều thuộc làng Đăm cũ), với tổng diện tích 530 ha, dân số trên 22 ngàn người, có thể nói đó là một vùng quê đất chật người đông.

Ngổ làng Đăm bây giờ chỉ còn lại rất ít, bởi gần hết đất sản xuất nông nghiệp đã trở thành đất hoa. Ngoài 317/336 ha đất canh tác được chuyển thành đất trồng hoa, bà con còn thuê trên 100 ha đất của các xã bên cạnh để trồng. Hoa Tây Tựu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng.

Năm 2010, Tây Tựu được chọn là xã điểm xây dựng mô hình NTM, và đến tháng 12/2010, đề án xây dựng mô hình NTM của Tây Tựu được phê duyệt. Theo Chủ tịch UBND xã Tây Tựu Lê Văn Việt, thì trước năm 2011, xã đã đạt được 7/19 tiêu chí về NTM là: Chợ, bưu điện, nhà ở dân cư nông thôn, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất và an ninh quốc phòng, đó là một thuận lợi.

Tuy nhiên đó toàn là những tiêu chí tiêu tốn ít nhân tài, vật lực nhất. 12 tiêu chí còn lại mới là những tiêu chí khó khăn, đòi hỏi một lượng kinh phí và công sức rất lớn như: Giao thông nông thôn, điện, thuỷ lợi, cơ cấu lao động...

Thế nhưng chỉ trong 2 năm (2011-2012) Tây Tựu đã hoàn thành đủ 19 tiêu chí về NTM. Đó quả là một kỳ công. Cũng theo Chủ tịch UBND xã Lê Văn Việt, thì thành tích đó không thể có được nếu không có sự đồng thuận rất cao giữa toàn thể Đảng bộ và nhân dân.

Hơn ai hết, người dân Tây Tựu hiểu rất rõ rằng xây dựng NTM là xây dựng cho mình, mình là chủ thể, mình và con cháu cũng chính là những người được thụ hưởng những thành quả của NTM không chỉ bây giờ mà còn mãi mãi về sau. Chính vì thế mà bà con đã tham gia xây dựng NTM bằng một sự nhiệt tâm rất cao.

Chỉ qua việc xây dựng đường giao thông thì biết. Đường trục xã Tây Tựu có chiều dài 3,5 km, mặt đường rộng từ 2,8 đến 3,2 m. Hai bên đường dân đã làm nhà chật kín. Đất ở mặt đường của Tây Tựu là đất vàng đất bạc, hầu hết là đất sinh lợi.

Thời đang sốt, giá đất bên đường tới vài ba chục triệu đồng mỗi mét vuông, bà con làm ăn, sinh sống ở vị trí cũ đã quen, nay để mở rộng đường trục, phải có quỹ đất rất lớn, mà đất ấy lại toàn là nhà ở của dân.

Để có quỹ đất mở rộng đường trục xã, Tây Tựu đã có một chủ trương táo bạo, đó là đổi đất lấy đất cho dân theo tỷ lệ 1/1. Toàn thể hệ thống chính trị của xã đã được huy động vào cuộc để thực hiện chủ trương này, vận động, thuyết phục bà con đổi đất. Hưởng ứng chủ trương trên, hàng trăm hộ dân đang sinh sống, làm ăn ổn định ven đường trục đã hăng hái phá dỡ nhà cửa, đổi đất cho xã để mở rộng đường trục xã.

Để tránh phải phá dỡ nhiều công trình xây dựng, xã chủ trương chỉ đổi đất cho các hộ dân ở cùng một mé đường, mé bên kia giữ nguyên. Kết quả thật mỹ mãn: Từ con đường trục chật chội với mặt đường chỉ trên dưới 3 m, đến nay, trục xã Tây Tựu đã thành con đường có mặt rộng 6,5 m, được nhựa hoá và bê tông hoá, đạt chuẩn theo cấp của Bộ GTVT.

Không chỉ đường trục xã, mà các đường trục thôn, xóm cũng được cứng hoá, đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT. Cùng với đường giao thông nông thôn, đường trục chính nội đồng cũng đã được cứng hoá hoàn toàn, xe cơ giới đi lại thuận tiện, phục vụ cho sản xuất. Cơ sở vật chất văn hoá (tiêu chí 6) cũng được xã dồn sức xây dựng.

Đến nay, hiếm có một địa phương nào có được một trung tâm văn hoá thể thao có diện tích tới 1,5 ha như Tây Tựu. Tất cả các hoạt động văn hoá, thể thao và học tập cộng đồng đều diễn ra tại trung tâm này. Nhà văn hoá xã cũng như trung tâm văn hoá thể thao xã đều đạt chuẩn của Bộ VHTTDL.

Trong khi nhiều địa phương khác, tuy không đến nỗi quá thiếu thốn về quỹ đất nhưng các nhà văn hoá thôn hay tổ dân phố thường chỉ được xây dựng trên diện tích bốn, năm trăm mét vuông, thì ở Tây Tựu, 4 nhà văn hoá (của 3 thôn và 1 tổ dân phố) đều được bố trí xây dựng trên diện tích trên 1.000 m2, đồng thời được đầu tư gần 1 tỷ đồng trang, thiết bị.

Chợ hoa Tây Tựu có diện tích gần 1 ha đất với 190 hộ kinh doanh, đạt chuẩn chợ của Bộ Công thương, cũng là một điểm văn hoá đặc sắc của vùng đất hoa nổi tiếng này.

Trước năm 2011, cả xã chưa có thôn nào đạt tiêu chuẩn thôn văn hoá, số gia đình đạt chuẩn Gia đình văn hoá cũng rất ít. Đến nay, cả 3 thôn và 1 tổ dân phố đều đạt. 92% số hộ trong xã đã đạt chuẩn Gia đình văn hoá. Cả 3 thôn và 1 tổ dân phố đã xây dựng được quy ước thôn và thực hiện tốt quy ước đó. Việc đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, loại bỏ hủ tục chè chén linh đình trong tang ma, cưới xin... đã trở thành một phong trào của toàn dân...

Từ sự thành công trong xây dựng mô hình NTM của Tây Tựu, có thể rút ra rất nhiều bài học có ý nghĩa.
 

Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại650,458
  • Tổng lượt truy cập91,824,187
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây