Đẩy mạnh ứng dụng KHCN
- Là tỉnh miền núi với thế mạnh sản xuất nông nghiệp. Xin ông cho biết những thành quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển KT - XH chung của tỉnh?
Việc đầu tư cho nông nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa là để tri ân cho nông dân. Bởi, nông nghiệp đem lại nguồn lương thực, giúp Bắc Giang xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Trong giai đoạn mới, tỉnh sẽ tập trung làm tốt việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao hơn. Quan trọng nhất, đó là chú trọng xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Làm tốt những điều đó, ngành nông nghiệp địa phương sẽ có bước phát triển vượt bậc. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang NGUYỄN VĂN LINH |
- Với 120.000ha đất nông nghiệp, những năm qua sản xuất nông nghiệp Bắc Giang đã đạt được nhiều thành công. Một số sản phẩm nông nghiệp đã có thương hiệu nổi tiếng cả nước. Trước hết, có thể kể đến cây vải đã trở thành vùng quả lớn nhất của khu vực phía Bắc. Bắc Giang là một trong ba tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất cả nước với xấp xỉ 15 triệu con, và có đàn lợn khoảng 1,2 triệu con đứng thứ 4 toàn quốc mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Ngoài ra, còn rất nhiều mô hình trang trại, lâm trại và khai thác nguồn thủy sản rất lớn…
6 tháng đầu năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh đạt mức tăng trưởng 3,2%. Tuy đóng góp vào phát triển kinh tế chung của tỉnh không lớn nhưng sản xuất nông nghiệp mang lại sự ổn định đời sống cho bà con nông dân. Hầu hết những gia đình nông dân thoát nghèo đều nhờ thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Các địa phương, nhất là khu vực miền núi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã mạnh dạn phát triển đàn gà, cải tạo đất để phát triển vùng cây ăn quả và lâm trại để đẩy lùi cái nghèo và vươn lên làm giàu. Bởi vậy, nông nghiệp chính là “vũ khí” để Bắc Giang xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
- Giải pháp nào đã giúp ngành nông nghiệp địa phương gặt hái được nhiều thành công như vậy, thưa ông?
- Đó chính là việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp. Có thể lấy ví dụ điển hình như, huyện Yên Dũng năm nay với khoảng 3.000ha lúa giống mới năng suất đạt đến 75 tạ/ha, tăng khoảng 2% so với năng suất lúa cũ; việc ứng dụng công nghệ kép của Nhật Bản hoặc một số công nghệ của Israel, một số chế phẩm đã khiến cho vải thiều có thể duy trì trong thời gian dài, giúp quá trình vận chuyển sản phẩm được bảo đảm hơn. Có thể thấy, KHCN đã tạo ra thay đổi rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn đã hình thành nhiều mô hình cây, con ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả lớn như: Chè Yên Thế, gạo thơm Yên Dũng, nấm Lạng Giang, bưởi Hiệp Hòa, gà đồi Yên Thế, vải Thiều, khoai tây Hà Lan…
Trong ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi đang tập trung lựa chọn, lai tạo và đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất; đồng thời, áp dụng tiến bộ KHKT hỗ trợ sản xuất bằng việc sử dụng những loại máy móc hiện đại, các chế phẩm vi sinh, thức ăn chăn nuôi mới… Tới đây, chúng tôi sẽ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn đến năm 2020 và xây dựng Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất.
Chú trọng thu hút đầu tư
- Việc thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào ngành nông nghiệp chính là đòn bẩy trong phát triển nông nghiệp, thưa ông?
- Khi thu hút được đầu tư của DN, nông dân sẽ có nhiều cơ hội được ứng dụng công nghệ cao hơn, sản xuất tập trung hơn và năng suất theo đó cũng được nâng cao. Khi DN đầu tư vào nông nghiệp, chúng tôi cũng hướng nông dân trở thành công nhân trong nông nghiệp. Tôi cho rằng về lâu dài, muốn nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững thì thu hút đầu tư của DN rất cần thiết. Hiện nay, tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư 300ha để chăn nuôi gia súc và họ có cả nhà máy chế biến, xử lý thức ăn gia súc. Các DN khác đầu tư chế phẩm sinh học vào vùng vải để bảo đảm sản xuất vải an toàn và tiêu thụ cho bà con nông dân. Trên địa bàn tỉnh có hơn 10 nhà máy sản xuất, chế biến hoa quả, các nhà máy này đều có vùng nguyên liệu riêng, họ đầu tư về giống, hướng dẫn bà con chăm sóc và thu hoạch. Rõ ràng, đầu tư của DN chính là đòn bẩy trong phát triển nông nghiệp.
- Tỉnh sẽ có những cơ chế, chính sách gì để tiếp tục thu hút các DN đầu tư vào ngành nông nghiệp?
- Tỉnh Bắc Giang luôn cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: Miễn thuế, hỗ trợ lao động, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa. Hiện tại, tỉnh đang xây dựng Nghị quyết nhằm kêu gọi, thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Nghị quyết sẽ bao gồm những cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo sự thông thoáng hơn nữa cho DN khi đầu tư vào lĩnh vực này.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đào Cảnh/daibieunhandan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã