Học tập đạo đức HCM

Bình Phước xây dựng định hướng phân vùng kinh tế vườn

Thứ tư - 07/10/2020 19:06
Không chỉ được biết đến bởi các loại cây công nghiệp, như: cao su, điều, hồ tiêu mà Bình Phước còn có những loại trái cây hương vị thơm ngon, như: sầu riêng, bưởi da xanh, quýt đường
t15.jpg
Cam sành là một trong những trái cây chủ lực ở Bình Phước.

Những loại cây ăn trái này đã và đang làm giàu cho nhiều hộ nông dân, góp phần làm cho bức tranh kinh tế của tỉnh thêm phong phú.

Tuy nhiên, do không được quy hoạch bài bản, cụ thể, rõ ràng mạnh ai nấy làm, do vậy, để kinh tế vườn mang lại giá trị kinh tế cao, ổn định, cần phải có giải pháp để phát triển cây ăn trái hiệu quả, bền vững.

Nhiều tiềm năng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước, tỉnh hiện có hơn 20 loại trái cây, trong đó nhóm cây ăn trái phát triển mạnh như nhãn, sầu riêng, xoài, quýt, chôm chôm chiếm 55% tổng diện tích cây ăn trái. Tuy chưa nhiều bằng một số tỉnh, thành Nam Bộ nhưng cây ăn trái ở Bình Phước với những sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và tạo ra thương hiệu nổi tiếng như: Quýt đường Tân Thành, mít nghệ Lộc Ninh, sầu riêng Ba Đảo, bơ sáp Mã Dưỡng, nhãn tiêu da bò Thanh Lương… đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho nhiều nông hộ.

Bình Phước hiện có 1.827ha sầu riêng, trong đó 2/3 diện tích đã cho trái, sản lượng khoảng 5.300 tấn/năm. Ông Trương Văn Đảo (ấp Bàu Nghé, xã Phước Tín, TX. Phước Long), người có nhiều năm gắn bó với cây sầu riêng, kiến nghị: Bình Phước có thế mạnh về cây ăn trái nên tỉnh cần có đề tài nghiên cứu về thổ nhưỡng để quy hoạch vùng phát triển cây ăn trái cung cấp trái cây cho cả nước, thậm chí xuất khẩu.

Nhãn là một trong những cây ăn trái thế mạnh của Bình Phước. Trái nhãn của xã Thanh Lương (TX. Bình Long) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Chỉ riêng Thanh Lương đã có gần 600ha nhãn, sản lượng trên 9.000 tấn/năm. Hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên nhãn ở đây trái to, đẹp, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt..., được người tiêu dùng ưa chuộng. Tiếng thơm của nhãn da bò Thanh Lương vang xa đã thu hút thương lái từ nhiều nơi về đây thu mua, đưa đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Những năm gần đây, cây quýt đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho các hộ trồng loại cây này. Đồng thời, nhiều hộ đã áp dụng khoa học - kỹ thuật theo hướng hữu cơ sinh học nên đa phần các vườn quýt phát triển tốt. Năm 2019, tỉnh có 1.500ha quýt, sản lượng gần 6.000 tấn.

Dù Bình Phước có nhiều tiềm năng phát triển cây ăn trái nhưng đa phần sản xuất còn manh mún, mạnh ai nấy làm, chất lượng chưa đồng đều. Đầu ra của các loại trái cây chủ yếu do nông dân tự tìm ở các chợ đầu mối hoặc do thương lái tới thu mua, khiến khả năng cạnh tranh chưa cao.

Để trái cây Bình Phước phát triển bền vững, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lê Thị Ánh Tuyết, cho biết: Cần phải đầu tư chế biến sâu và đa dạng sản phẩm trái cây xuất khẩu, bán trái cây tươi giá trị không cao và dễ gặp cảnh thừa hàng dội chợ.

Hiện, tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, một số hợp tác xã, tuy nhiên vẫn không đều, còn manh mún theo kiểu mạnh ai nấy làm nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam cho các loại trái cây đặc sản của Bình Phước là việc cần làm ngay.

Để có những vùng chuyên canh, hợp tác xã cây ăn trái lớn thì nhà vườn cần nâng cao nhận thức, tích cực áp dụng công nghệ mới, hình thành vùng nguyên liệu ổn định. Một khi chuỗi liên kết này được xây dựng bền chặt thì chắc chắn trái cây Bình Phước sẽ có chất lượng cao, giá bán tăng, thu về lợi nhuận cao và không còn nỗi lo được mùa rớt giá.

Chiến lược “vàng” phát triển cây ăn trái

Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Việt Nam, khẳng định: Vùng Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Phước, rất phù hợp phát triển cây ăn trái. Bởi Bình Phước có 2 loại đất là đất đỏ vàng và đất xám đều thích hợp trồng cây ăn trái. Vấn đề lo ngại nhất của cây ăn trái là ngập úng nhưng Bình Phước lại là vùng có khả năng tiêu thoát nước tốt, có độ dốc so với mặt biển và Đồng bằng sông Cửu Long nên về mặt tính chất đất đai là tương đối thuận lợi. Còn về khí hậu thì Bình Phước tiệm cận khí hậu các tỉnh Tây Nguyên, thích hợp với nhiều loại trái cây nhiệt đới. Con người siêng năng, có khát vọng làm giàu, sẵn sàng tiếp nhận khoa học - kỹ thuật để có kết quả tốt nhất.

Do vậy, để phát triển cây ăn trái ở Bình Phước xứng với tiềm năng sẵn có thì cần phải có đề tài nghiên cứu về thổ nhưỡng, phân vùng phát triển, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, định hướng nông dân trồng cây gì cho phù hợp, tránh tình trạng trồng tự phát vào cả những vùng đất, khí hậu không phù hợp, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao và hệ lụy trồng - chặt lại xảy xa.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế cây ăn trái, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2020 và giao Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng thích nghi đất đai, phân vùng định hướng phát triển cây ăn trái đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.

Một trong những mục tiêu cụ thể của đề tài là xác định phân vùng định hướng phát triển cây ăn trái của Bình Phước trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và mức độ thích nghi tự nhiên của các loại cây ăn trái. Đồng thời, điều tra đánh giá đặc điểm, mức độ thích nghi của tài nguyên đất, từ đó phân vùng định hướng phát triển cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc hoạch định phát triển cây ăn trái hiệu quả, bền vững, phù hợp.

Bình Phước hiện có 676.676ha đất tự nhiên, trong đó 79% là đất đỏ. Tuy nhiên, trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, diện tích đất cây ăn trái không nhiều, chỉ trên 11.000ha, với hơn 20 loại cây.

Đầu tư cho nông nghiệp trong tương lai phải có chiến lược dài hạn. Đề tài trên là tiền đề để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, phân vùng định hướng phát triển cây ăn trái trên địa bàn tỉnh. Qua đó giúp nông dân Bình Phước đẩy mạnh sản xuất, áp dụng tiến bộ  kỹ thuật, từng bước thay đổi tập quán canh tác, nâng cao thu nhập, giữ vững lòng tin của người tiêu dùng cũng như phát triển bền vững vùng trái cây của tỉnh.

Theo Hiền Lương/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay30,997
  • Tháng hiện tại1,010,622
  • Tổng lượt truy cập91,074,015
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây