Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh chuyển đổi số: Ngành nông nghiệp “không ngại” Covid-19 cản đường

Thứ tư - 17/02/2021 18:32
Năm 2021, cơ hội cho mặt hàng hồ tiêu, cà phê cũng rất sáng nhờ những doanh nghiệp vừa là nhà sản xuất uy tín với các sản phẩm chế biến sâu, vừa là nhà thương mại, ví dụ như Tập đoàn Phúc Sinh, hiện đứng thứ 8 ở Mỹ.

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khi Việt Nam lại xuất hiện những ca mắc mới sau nhiều ngày không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, ông Nguyễn Quốc Toản (ảnh) – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho rằng, cần đẩy mạnh chuyển đổi số để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng do tác động của dịch Covid-19.

Những tín hiệu vui

tannien/Đẩy mạnh chuyển đổi số: Ngành nông nghiệp “không ngại” Covid-19 cản đường - Ảnh 1.

Xuất khẩu thủy sản năm 2021 đặt kỳ vọng đạt 9 tỷ USD. Trong ảnh: Nông dân Bạc Liêu thu hoạch tôm. Ảnh: Thanh Cường

Ngay từ những ngày đầu năm 2021, ngành nông nghiệp liên tiếp chứng kiến những chuyến hàng xuất khẩu gạo, tôm với mức giá khả quan, thậm chí giá lô gạo xuất khẩu đầu tiên của năm lên đến 705 USD/tấn. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng xuất khẩu nông sản năm 2021?

- Như chúng ta đã biết, năm 2020, ngành nông nghiệp đạt được nhiều kết quả rất khả quan với những chỉ số quan trọng, trong đó, xuất khẩu nông sản vẫn cán đích 41,25 tỷ USD. Nhưng theo tôi, điều quan trọng nhất là ngành nông nghiệp đã thực hiện được mục tiêu kép, vừa khẳng định được vị trí trụ đỡ vừa có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước. Điều này thế hiện ở con số thặng dư xuất khẩu rất ấn tượng, lên tới 10,3 tỷ USD.

Kết quả này sẽ là tiền đề tốt cho năm 2021 và giai đoạn tiếp theo, trong đó, năm 2021 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

"Ngay từ quý I/2021 không để chuỗi cung ứng bị đứt gãy do tác động của dịch Covid-19, vượt qua những khó khăn trong logistics, tình trạng container rỗng, ứng dụng chuyển đổi số để tháo gỡ các rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu".

Ông Nguyễn Quốc Toản

Trên cơ sở những thành tích ấn tượng của năm 2020, những ngày đầu năm 2021, chúng ta lại tiếp tục chứng kiến những lô hàng gạo, tôm được xuất khẩu với giá cao, trong đó, lô hàng gạo của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất khẩu sang Singapore có giá tới 705USD/tấn.

Từ tín hiệu khả quan này, tôi hy vọng trong năm 2021, nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm sẽ tiếp tục phát huy đà tăng trưởng. Hiện, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường vẫn cao, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tập trung vào các đơn hàng có giá trị cao. Một số nước vừa ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cũng cam kết mở cửa cho mặt hàng gạo.

Ngoài ra, gỗ và sản phẩm từ gỗ được dự đoán vẫn tăng trưởng do nhu cầu của thị trường cao.

Đối với mặt hàng thủy sản, tuy năm 2020 tốc độ tăng trưởng không được như kỳ vọng nhưng chúng tôi hy vọng năm 2021, xuất khẩu thủy sản vẫn cán mốc 9 tỷ USD. Chúng ra đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đẩy mạnh chế biến, ví dụ sản phẩm cá tra đã có thêm nhiều mặt hàng có giá trị gia tăng lớn.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn: Nông nghiệp vượt khó ngoạn mục

Không phải bây giờ khi Chính phủ phát động phong trào chuyển đổi số, ngành nông nghiệp mới quan tâm đến vấn đề này mà thực tế đã triển khai từ rất lâu. Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, người nông dân đã vô cùng sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, chúng ta đã có những khu nông nghiệp công nghệ cao áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, cả trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, vai trò của công nghệ số ngày càng được thể hiện rõ. Chúng tôi đánh giá rất cao khả năng vượt khó, sáng tạo của doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ số, thương mại trực tuyến mà gặt hái nhiều thành công dù dịch Covid-19 có tác động.

Tôi đã tham gia nhiều cuộc đấu giá gỗ trên sàn giao dịch thương mại điện tử, mọi giao dịch, mua bán đều thông qua môi trường mạng. Cũng nhờ đổi mới phương thức bán hàng, các doanh nghiệp ngành gỗ đã vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục. Đối với người nông dân, chúng ta cũng rất dễ gặp những nông dân 4.0 ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, ngồi ở một nơi rất xa nhưng vẫn có thể điều khiển sản xuất chỉ thông qua một chiếc điện thoại. Đó là với doanh nghiệp, người dân, còn trong việc quản lý nhà nước, các bộ ngành cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số mà Chính phủ điện tử là chương trình bao quát nhất về chuyển đổi số.

Những năm qua, Bộ NNPTNT đã rất tích cực thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Hiện, 90% thủ tục hành chính, cấp giấy phép… được Bộ NNPTNT thực hiện trên môi trường mạng, các văn bản được ký số.

Ngoài ra vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hiện nay, nhiều sản phẩm nông sản đã được gắn tem, có mã vạch, ứng dụng QR code giúp khách hàng truy xuất được ngày giờ, đơn vị sản xuất. Từ những kết quả đã đạt được, những việc đang triển khai tôi tin ngành nông nghiệp sẽ chuyển đổi số thành công, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển bền vững.

Anh Thơ (ghi)

Năm 2021, cơ hội cho mặt hàng hồ tiêu, cà phê cũng rất sáng nhờ những doanh nghiệp vừa là nhà sản xuất uy tín với các sản phẩm chế biến sâu, vừa là nhà thương mại, ví dụ như Tập đoàn Phúc Sinh, hiện đứng thứ 8 ở Mỹ. Tận dụng tốt cơ hội, đa dạng hóa thị trường, phát huy chuyển đổi số, thương mại số, chắc chắn xuất khẩu nông sản sẽ tiếp tục gặt hái nhiều kết quả khả quan trong năm 2021.

Nhiều ý kiến lo ngại, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nông sản Việt sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn. Nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?

- Chúng ta đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới với tâm thế chủ động, trong đó nông nghiệp là ngành hội nhập nhanh. Theo tôi, việc tham gia các FTA, đa dạng hóa sân chơi chính là động lực cho sản xuất trong nước. Áp lực cạnh tranh sẽ là động lực để mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đổi mới sản xuất, chế biến để đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của thị trường.

Phải thẳng thắn nhìn nhận, trong hội nhập, bao giờ cơ hội cũng đi kèm với thách thức, thậm chí có cả những tổn thương và bài học kinh nghiệm được rút ra. Do vậy, chúng ta chủ động hội nhập nhưng không chủ quan, nắm bắt cơ hội từ các thị trường, thậm chí là thị trường ngách, nắm bắt nguồn cung tương đồng từ phía các đối tác, chủ động tạo giá trị gia tăng của sản phẩm.

Hiện, Việt Nam xác định phát triển sản xuất theo 3 trục sản phẩm: Trục sản phẩm chủ lực quốc gia, trục sản phẩm chủ lực địa phương và sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) nên dư địa để phát triển là tương đối lớn, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của các thị trường.

Điều đáng mừng là nhiều sản phẩm đặc sản địa phương đã được công nhận, ví dụ như EU đã công nhận 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, chủ yếu là những nông sản của các vùng miền, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa cao những đây là tín hiệu tốt để tận dụng thúc đẩy xuất khẩu.

Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Để đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt là "đặt hàng" của Thủ tướng Chính phủ với tham vọng xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt con số 44 tỷ USD, theo ông, những nhóm giải pháp nàp cần được ưu tiên?

- Ngành nông nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu, tập trung đẩy mạnh xây dựng các chuỗi giá trị với tâm thế không được chủ quan bởi biến thể của chủng virus Covid - 19 sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ vào phát triển kinh tế, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Bản thân các quốc gia cũng sẽ có sự thay đổi trong hành vi, tăng cường đầu tư cho sản xuất lương thực thực phẩm nếu dư địa vẫn còn để giảm phụ thuộc nhập khẩu, đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, nông sản Việt tiếp tục phải cạnh tranh với những quốc gia xuất khẩu nông sản có tiềm năng như chúng ta như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…

2020 là năm của hội nhập kinh tế quốc tế với loạt FTA được ký kết hoặc đi vào thực thi, năm 2021 trong lộ trình thực hiện các FTA, các rào cản thuế tuy được gỡ bỏ nhưng sẽ có những hàng rào kỹ thuật mới được dựng lên, nông dân, doanh nghiệp cần phải làm quen để chuẩn hóa sản phẩm.

Bên cạnh đó, những chính sách thương mại của các nước lớn như Mỹ chắc chắn sẽ có điều chỉnh, cần chủ động nắm rõ để thích ứng. Chưa kể, thiên tai, biến đổi khí hậu là những tác nhân có thể tác động lớn đến sản xuất kinh doanh.

Trước những thách thức này, chúng ta cần xác định thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh với tâm thế chủ động. Ngay từ quý I/2021 không để chuỗi cung ứng bị đứt gãy do tác động của dịch Covid-19, vượt qua những khó khăn trong logistics, tình trạng container rỗng.

Đồng thời làm tốt công tác thông tin cảnh báo của các nước cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để chủ động thích ứng. Đa đạng hóa các hình thức phát triển thị trường, triển khai ứng dụng kinh tế số trong nông nghiệp, tháo gỡ những rào cản, những yêu cầu kỹ thuật bằng hình thức trực tuyến.

Năm 2021, đối với sản phẩm trồng trọt, chúng tôi sẽ tập trung đàm phán để sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; sản phẩm chăn nuôi tiếp tục mở rộng danh sách các nhà máy chế biến sữa được xuất khẩu sang Trung Quốc, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc.

Ngoài thị trường truyền thống, cần khai thác nhóm thị trường trong các FTA đã ký kết vì dung lượng thị trường lớn, đa dạng. Đặc biệt, năm nay, Bộ NNPTNT có chủ trương tấn công vào thị trường HALAL (cộng đồng những người theo đạo Hồi trên thế giới), với khoảng 2,2 tỷ người, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh trà, cà phê, hồ tiêu, thủy sản, gạo…

Xin cảm ơn ông!

Theo Anh Thơ/danviet.vn
https://danviet.vn/day-manh-chuyen-doi-so-nganh-nong-nghiep-khong-ngai-covid-19-can-duong-20210217114028606.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại994,608
  • Tổng lượt truy cập91,058,001
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây