Học tập đạo đức HCM

Đánh thức tiềm năng hạt dẻ Trùng Khánh

Thứ tư - 17/02/2021 18:16
Hạt dẻ Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh là đặc sản nổi tiếng hàng đầu ở tỉnh biên giới Cao Bằng bởi vị thơm, ngọt, bùi đặc trưng không nơi đâu có được.
Vườn dẻ tại thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Công Hải.

Vườn dẻ tại thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Công Hải.

Hạt dẻ còn gọi là “Mác lịch”, được ví như quà tặng của đất trời cho tỉnh Cao Bằng. Từ bao đời nay, hạt dẻ đã gắn bó mật thiết và là thứ đặc sản nổi tiếng nhất của người Tày, Nùng ở vùng quê hương cách mạng phía Bắc này.

Dẻ có thể trồng bằng phương pháp nhân giống từ hạt hoặc chiết ghép. Cây dẻ có thể chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi có đủ nước tưới, ánh sáng đầy đủ để ra hoa kết quả. Thời điểm cây phát triển tốt nhất, mỗi cây dẻ có thể cho thu hoạch từ 40 - 50kg hạt.

Bà Hoàng Thị Bòng, tổ 6, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh chia sẻ: Gia đình tôi trồng hơn 7.000m2 cây dẻ được gần 20 năm nay. Năm 2020, gia đình tôi thu hơn 1 tấn hạt dẻ, giá bán từ 120 nghìn - 140.000 đồng/kg, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Cứ đến vụ dẻ chín là khách quen vào tận vườn mua hoặc gọi điện gửi ra thành phố Cao Bằng, đi các tỉnh, thành phố làm quà biếu chứ không cần mang ra chợ bán.

Người dân thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh thu hạt dẻ tại vườn. Ảnh: Công Hải.

Người dân thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh thu hạt dẻ tại vườn. Ảnh: Công Hải.

Anh Hoàng Văn Đức, cán bộ UBND xã Phong Châu, một trong những thanh niên đi đầu trong phát triển trồng dẻ tâm sự: Được dự nhiều lớp tập huấn về trồng dẻ của huyện Trùng Khánh, tôi thấy tiềm năng phát triển, đầu ra ổn định và đất đai phù hợp trồng cây dẻ.

Năm 2017, Phòng NN-PTNT huyện Trung Khánh cấp cây giống, tôi cải tạo khoảng 1 ha đất đồi để trồng dẻ. Nhờ áp dụng đúng theo kỹ thuật được tập huấn, cứ đầu năm là bón lót phân NPK nên cây đang phát triển rất tốt. Ngoài ra, tôi kết hợp trồng cỏ voi, vỗ béo trâu, bò để tăng thêm thu nhập.

Đến nay, toàn huyện Trùng Khánh có hơn 200 ha trồng dẻ, sản lượng dẻ mỗi năm khoảng 150 tấn, tập trung tại các xã nằm trong vùng được cấp chỉ dẫn địa lí như: Khâm Thành, Phong Châu, Chí Viễn, thị trấn Trùng Khánh… Từ năm 2017 đến nay, huyện Trùng Khánh hỗ trợ cấp phát hơn 10.000 cây giống, trồng mới hơn 100ha dẻ.

Hạt dẻ Trùng Khánh có vị ngọt, bùi riêng biệt. Ảnh: Công Hải.

Hạt dẻ Trùng Khánh có vị ngọt, bùi riêng biệt. Ảnh: Công Hải.

Ông Hà Minh Hải, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh cho biết: Diện tích đất nông nghiệp của huyện Trùng Khánh vẫn còn rất nhiều để phát triển cây dẻ. Tuy nhiên, dù đã có chỉ dẫn địa lý từ năm 2013 nhưng do diện tích đất của từng hộ dân còn nhỏ lẻ, không tập trung, lại chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh nên người dân cũng chưa mạnh dạn mở rộng diện tích trồng.

Cây dẻ bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 - 7 trở đi đối với cây chiết ghép, năm thứ 9 - 10 đối với cây trồng bằng hạt. Do đó, nhiều người dân không muốn trồng vì thời gian được thu hoạch lâu. Bên cạnh đó, công tác bảo quản, sơ chế, chế biến chưa được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại kém hiệu quả, đầu ra còn nhỏ lẻ, chủ yếu làm quà biếu nên hạt dẻ vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng sẵn có.

Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với nhiều đơn vị, chỉ đạo các sở ngành, huyện Trùng Khánh tìm nhiều giải pháp để mở rộng diện tích cây dẻ, đưa thương hiệu hạt dẻ vươn xa ra ngoài tỉnh. Trong đó, Viện Nghiên cứu Lâm sinh triển khai đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng” từ năm 2018, tập trung vào xác định giá trị nguồn gen cây dẻ, chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống, xây dựng vườn giống vô tính dẻ Trùng Khánh 1ha và 3ha mô hình điểm trồng rừng thâm canh bằng các dòng có năng suất cao.

Cây dẻ cổ thụ tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Công Hải.

Cây dẻ cổ thụ tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Công Hải.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng cũng đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nhân giống cây dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, đề xuất phương pháp nhân giống ghép và giâm hom nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây dẻ Trùng Khánh, khắc phục những hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt như hiện nay.

Đặc biệt, Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã chủ trì xây dựng đề án phát triển cây dẻ Trùng Khánh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030, hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ Trùng Khánh tập trung tại 7 xã: Chí Viễn, Khâm Thành, Đàm Thuỷ, Đình Phong, Ngọc Khê, Phong Châu, Đình Minh và Thị trấn Trùng Khánh với diện tích 700ha, năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha, sản lượng 1.540 tấn, thu nhập đạt khoảng 220 triệu đồng/ha.

Theo Công Hải/nongnghiep.vn
https://nongsanviet.nongnghiep.vn/danh-thuc-tiem-nang-hat-de-trung-khanh-d284146.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại997,255
  • Tổng lượt truy cập91,060,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây