Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ vốn và đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ bảy - 10/07/2021 02:23
Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách, trong đó hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang vươn lên thoát nghèo.
Anh Danh Thi có được nguồn vốn đầu tư nuôi lơn, nuôi lươn. Ảnh: ĐTC.

Anh Danh Thi có được nguồn vốn đầu tư nuôi lơn, nuôi lươn. Ảnh: ĐTC.

Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang nhìn nhận: Hiện nay, đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Điều kiện sống mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của địa phương. Nhiều nơi vẫn thường xuyên chịu tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu và tình hình xâm nhập mặn diễn biến nhiều hơn. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ kịp thời giúp bà con có điều kiện phát triển.

Theo đó, tỉnh Hậu Giang đã triển khai chương trình 135 với tổng kinh phí hơn 12,7 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã giúp đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dương công trình là gần 10 tỷ đồng, tại 2 huyện Long Mỹ Và Phụng Hiệp. Đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc chương trình 135 là 355 triệu đồng.

Riêng nguồn vốn của chương trình này dành cho hỗ trợ phát triển sản xuất là hơn 2,5 tỷ đồng. Các địa phương đã thực hiện 13 mô hình, gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và mua bán nhỏ… Số hộ hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các ấp, các xã đặc biệt khó khăn là 176 hộ.

Đây là chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, chưa có kiến thức, nguồn lực để phát triển sản xuất. Đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo, tạo điều kiện để họ tham gia đề án phát triển kinh tế nhằm thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

"Các hộ tham gia Đề án được hỗ trợ về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vay vốn tín chấp với lãi suất thấp. Quá trình thực hiện, các địa phương cũng có cách làm phù hợp với từng gia đình và mang lại hiệu quả thiết thực. Hầu hết các hộ vận dụng nguồn vốn hiệu quả, nhiều mô hình được nhân rộng, giúp không ít hộ đồng bào dân tộc vươn lên thoát nghèo." Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang.

Anh Danh Thi, ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ là một trong những hộ dân tộc thiểu số nghèo ở địa phương. Nhiều năm qua, ngoài canh tác 3 công ruộng, hàng ngày vợ chồng anh Thi làm mướn, giăng câu, thả lưới kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn không thể thoát nghèo. Vì 3 công ruộng trồng lúa thì chỉ đủ lo cho cái ăn hàng ngày. Còn đi làm thuê theo mùa vụ, bữa có bữa không.

Từ thực tế đó, chính quyền xã Xà Phiên tạo điều kiện để anh Thi vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. Có được nguồn vốn, vợ chồng anh lên kế hoạch làm chuồng, mua 6 con heo giống về nuôi. Đồng thời, làm 2 bể nuôi lươn, anh tự đi bắt con giống ngoài tự nhiên về nuôi để giảm chi phí.

Anh Danh Thắng nuôi gà thả vườn để tăng thu nhập. Ảnh: ĐTC.

Anh Danh Thắng nuôi gà thả vườn để tăng thu nhập. Ảnh: ĐTC.

"Cuối năm 2020 vừa qua, gia đình tôi đã thoát được hộ nghèo nhờ nguồn thu nhập kha khá từ tiền lời bán  heo và lươn. Tôi sẽ tiếp tục nuôi heo và lươn, đồng thời tìm tòi học hỏi các mô hình khác phù hợp với gia đình để thoát nghèo bền vững”, anh Thi vui mừng chia sẻ.

Tương tự, hộ ông Danh Thắng, ở cùng xã Xà Phiên, có con bị nhiễm chất độc màu da cam và vợ ông cũng bị bệnh thường xuyên. Vì vậy mà nhiều năm phấn đấu cũng chưa thể thoát nghèo.

Để giúp ông ổn định cuộc sống, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp ông vay 15 triệu đồng từ đề án hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các ấp, xã đặc biệt khó khăn. Hiện gia đình ông Thắng đã có cuộc sống ổn định hơn trước nhờ thu nhập từ hoạt động chăn nuôi gà.

Tại xã Xà Phiên, năm 2020 đã có 59 hộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, với số tiền 805 triệu đồng. Các hộ này tập trung vào phát triển những mô hình như: nuôi heo, gà, vịt, lươn, trồng rau màu.

Theo Đ.T.Chánh - Trọng Linh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ho-tro-von-va-da-dang-sinh-ke-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-d296354.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay19,781
  • Tháng hiện tại964,845
  • Tổng lượt truy cập91,028,238
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây