Kết quả này được minh chứng bằng các con số biết nói khi xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm lĩnh vực trồng trọt tiếp tục tăng trưởng mạnh bất chấp tác động lớn từ đại dịch Covid-19 khi đạt trên 10 tỷ USD. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như thanh long, dưa hấu, xoài, mít, chuối,... chỉ trong 6 tháng đầu năm sản lượng xuất khẩu đã vượt cả năm 2020.
Tin tưởng vào năng lực chuyên môn và công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, cán bộ Cục Bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, kiểm dịch thực vật, quản lí chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vật tư nông nghiệp,... Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị, trong thời gian tới Cục Bảo vệ thực vật bên cạnh các hoạt động chuyên môn thường xuyên, tập trung tối đa nguồn lực, nhân lực sớm đưa khoai lang, sầu riêng của Việt Nam trở thành mặt hàng nông sản thứ 10 và 11 xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung, bên cạnh thị trường trọng tâm, chủ lực là Trung Quốc, đến thời điểm hiện tại Cục Bảo vệ thực vật đang tiến hành xúc tiến nhanh quá trình mở cửa thị trường quả bưởi tươi của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Hoàn tất đàm phán và đạt được thỏa thuận với Nhật Bản về một số vấn đề kiểm dịch thực vật quả vải tươi. Công nhận thêm 2 cơ sở xử lý vải tại Hải Dương, nâng tổng số cơ sở xử lý vải lên 4 cơ sở. Từ đó, vụ vải vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật cũng đang tiến hành đàm phám với Malaysia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để khôi phục lại xuất khẩu ớt. Trao đổi thông tin về việc vi phạm xoài nhập khẩu từ Việt Nam và kiểm soát đối với ớt xuất khẩu đi Trung Quốc. Đặc biệt, Cục đã giải quyết cơ bản các vấn đề liên quan đến xuất khẩu quả tươi và thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong tình hình dịch bệnh Covid-19 là vải thiều và khoai lang.
Về cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, trong 6 tháng đầu năm 2021, Cục Bảo vệ thực vật cấp mới 290 mã số vùng trồng với với diện tích trên 1.500ha cho các loại cây trồng thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vú sữa, chanh không hạt, bưởi, vải, dưa hấu, mít,chuối, măng cụt, qua đó nâng tổng số cơ sở đã được cấp mã số vùng trồng lên 3.500.
Tổng số cơ sở đóng gói các mặt hàng quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc được cấp là 1.776 cơ sở và sang các thị trường khó tính khác là 50 cơ sở.
Hiện tại, rất nhiều địa phương đang rất hào hứng, quyết tâm trong việc hoàn thiện hồ sơ để đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng, như Bắc Giang với cây lúa, Phú Thọ với cây bưởi và Đăk Lăk, Gia Lai với sầu riêng.
Mặc dù viết việc cấp mã số vùng trồng đòi hỏi rất nhiều điều kiện, công đoạn khắt khe, khó khăn đi kèm, song Thứ trưởng Lê Quốc Doanh vẫn đề nghị Cục Bảo vệ thực vật đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói bởi so với diện tích nông sản xuất khẩu của Việt Nam con số trên vẫn còn rất khiêm tốn.
Thứ trưởng cũng gợi ý Cục Bảo vệ thực vật tính toán, nghiên cứu thêm phương án phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc cấp mã số vùng trồng nếu luật pháp và các quy định quốc tế cho phép để giúp đẩy nhanh hơn nữa công việc này.
Đặc biệt, bên cạnh việc đàm phán mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật với vai trò, trách nhiệm quản lí nhà nước được giao cũng cân nhắc việc mở cửa thị trường cho nông sản của một số nước có quan hệ chính trị, kinh tế thân thiết, quan trọng với Việt Nam để hài hòa cán cân thương mại giữa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Theo Nguyên Huân/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/tap-trung-cap-ma-so-vung-trong-va-mo-cua-thi-truong-d296206.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã