Học tập đạo đức HCM

Không thể lơ là bất cứ khâu nào trong phòng chống dịch

Thứ ba - 01/12/2020 04:08
(Chinhphu.vn) – Việc phát hiện ca bệnh COVID-19 lây nhiễm từ bệnh nhân đang trong thời gian cách ly, giám sát y tế tại TPHCM, công bố ngày 30/11, một lần nữa gióng lên “tiếng chuông cảnh tỉnh”, “tiếng kẻng cảnh báo” nếu chủ quan, lơi lỏng bất kỳ khâu nào trong công tác phòng chống dịch thì nguy cơ dịch quay trở lại trong cộng đồng là hiện thực.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Phòng khám đa khoa Vạn An, TP. Tân An, tỉnh Long An, ngày 23/11. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Phòng khám đa khoa Vạn An, TP. Tân An, tỉnh Long An, ngày 23/11. Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong tất cả các cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng chống dịch (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo đều nhấn mạnh nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực.

Có thể ví von Việt Nam như ở trong “cánh đồng trũng, ở bên ngoài nước thì nước cao, sóng lớn”. Do vậy, trước tiên chúng ta phải “bao đê cho chặt”, giữ đê cho chắc. Chuỗi ngày không có dịch trong cộng đồng càng được kéo dài thì lãnh đạo Chính phủ càng nhấn mạnh phải nêu cao cảnh giác, lên dây cót hệ thống “khi tình hình tốt phải cảnh giác”

Đặc biệt khi mùa đông đến và số lượng các chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước (trong đó có các chuyến bay thương mại, quốc tế) gia tăng.

Thời điểm này phải “siết mạnh hơn, siết chặt hơn” các biện pháp phòng, chống dịch nếu có tư tưởng lơi lỏng, chủ quan thì rất nguy hiểm. Tất cả các lực lượng phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, bởi chúng ta đã bước vào “mùa đông khốc liệt”, đặc biệt là thời điểm Tết nguyên đán.

Nhấn mạnh không thể chắc chắn đảm bảo không có ca lây nhiễm mới trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị với tình huống khó khăn hơn trong mùa đông.

Ngày 26/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp ký văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đó đặc biệt lưu ý thực hiện nghiêm ngặt các quy định về cách ly và quản lý y tế sau cách ly, tiếp tục quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh, xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép…

Trước đó tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo, ngày 3/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, ít nhất trong vòng 28 ngày, bao gồm 14 ngày cách ly tập trung và đặc biệt là 14 ngày giám sát y tế sau khi cách ly bởi thực tế có người phát bệnh ở ngày thứ 20 sau khi nhập cảnh. Chính quyền, lực lượng công an, y tế cơ sở phải nắm được từng ngày có bao nhiêu người nhập cảnh ở trên địa bàn, cập nhật liên tục thông tin sức khỏe, nơi lưu trú… của những người này.

Cuối tháng 11/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Quảng Ninh, Long An, Đồng Nai, đặc biệt là tại các trường học, bệnh viện, cơ sở lưu trú.

Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện thật nghiêm các quy định để quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, cách ly nghiêm ngặt. Khi hết thời hạn cách ly tập trung, người nhập cảnh phải được theo dõi y tế ít nhất 14 ngày sau đó. Chúng ta không được phép để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng, bùng phát do việc theo dõi y tế lỏng lẻo.

“Chúng ta phải chú ý đến cả những chi tiết nhỏ. Lúc khó khăn thì phải bình tĩnh, nhưng lúc thuận lợi thì phải hết sức cảnh giác”.

Việc để xuất hiện ca bệnh ở TPHCM lây nhiễm từ người cách ly một lần nữa cho thấy đó đây còn chủ quan, thiếu trách nhiệm. Ý thức công dân còn chưa đủ sâu sắc. Rất may là chúng ta đã phát hiện sớm và hiện đang khẩn trương truy vết khoanh gọn, không để như Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhiều lần nhắc nhở các lực lượng chống dịch, các bộ ngành, địa phương không thể chủ quan, quyết không được để bài học ở Đà Nẵng thành vô ích.

Không chỉ TPHCM, Hà Nội, các tỉnh có khu cách ly người từ nước ngoài về mà tất cả các địa phương, mọi người dân phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn phòng chống dịch, quy định cách ly tập trung, giám sát y tế sau cách ly… vì sức khỏe của mình, cộng đồng, vì sự bình yên của đất nước.

Hiện không phải là lúc để quy kết, xử lý những nơi, những người thiếu trách nhiệm nhưng toàn hệ thống, cả xã hội cần tự mình và cùng tham gia “lên dây cót” Chỉ có vậy đất nước mới có thể bình yên để phát triển trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn hết sức phức tạp trên thế giới, mỗi ngày có nửa triệu ca nhiễm mới, hàng chục ngàn người tử vong…
Theo Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay25,346
  • Tháng hiện tại892,857
  • Tổng lượt truy cập90,956,250
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây