Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả

Thứ hai - 02/08/2021 07:19
Để cải thiện sinh kế, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân vùng đồng bào dân tộc, tỉnh Lâm Đồng thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả.
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT ở vùng đồng bào dân tộc huyện Lạc Dương, Lâm Đồng phát huy hiệu quả. Ảnh: M.H.

Mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT ở vùng đồng bào dân tộc huyện Lạc Dương, Lâm Đồng phát huy hiệu quả. Ảnh: M.H.

Tăng thu nhập

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, địa phương đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc. Trong đó nhiều mô hình không những giúp người dân thoát khỏi đói nghèo mà còn trở thành mô hình giúp nông dân vươn lên làm giàu.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, hiện nay, các mô hình như sản xuất chuối Laba tại huyện Đam Rông, thâm canh giống cà phê chè THA1, chăn nuôi ong mật theo hướng an toàn sinh học ở Lâm Hà hay mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT ở Lạc Dương đều phát triển tốt, có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Đối với mô hình sản xuất chuối Laba tại huyện Đam Rông, Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 2 hộ gia đình ở xã Đạ K’Nàng với quy mô 2ha. Theo đánh giá, chuối tại đây sinh trưởng tốt, năng suất khoảng 29,4 tấn/ha, cao hơn năng suất chuối sản xuất đại trà 2 tấn/ha.

Hiện tại, 2 hộ dân này đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’Nàng với mức giá ổn định 5.500 đồng/kg. Việc sản xuất chuối Laba đã giúp 2 hộ dân tham gia mô hình có nguồn thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Điều đặc biệt, mô hình này có sức lan tỏa khi những hộ dân lân cận đã tìm hiểu và đi đến chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả qua chuối Laba. 

Ở thị trấn Lạc Dương, (huyện Lạc Dương), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung sản xuất nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT. Mô hình nhà nấm 72m2 được thực hiện từ đầu năm 2020 và phát triển tốt, tỷ lệ phôi ra nấm đạt trên 90%.

Sản phẩm nấm linh chi đỏ của gia đình bà Dung đạt chất lượng cao, tai nấm đều và đạt trọng lượng từ 12-15 gram/tai. Theo bà Dung, cứ 3kg nấm tươi, gia đình bà thu được 1kg nấm khô. “So với mô hình trồng nấm linh chi đỏ thông thường, mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT đạt chất lượng cao hơn. Hiện nay, mô hình đạt năng suất 250kg/10.000 phôi nấm. Với giá bán 450.000 đồng/kg như hiện nay, mô hình 72m2 cho thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi năm”, chủ mô hình thổ lộ.

Việc phát triển mô hình nấm linh chi đỏ giúp gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung tăng nguồn thu nhập. Ảnh: K.S.

Việc phát triển mô hình nấm linh chi đỏ giúp gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung tăng nguồn thu nhập. Ảnh: K.S.

Thông qua mô hình nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ IoT triển khai tại vùng đồng bào dân tộc ở thị trấn Lạc Dương, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã kết hợp, tổ chức hội thảo, phổ biến kỹ thuật cho 39 người dân đồng bào. Mô hình này cũng lan tỏa ra cộng đồng khi nhiều người dân ở TP Đà Lạt đến tham quan, học hỏi.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho hay, ngoài những mô hình trên, trong năm 2020, đơn vị đã triển khai chương trình hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc với mô hình trồng thâm canh cây mắc ca trong vườn cà phê với quy mô 15ha/30 hộ dân ở xã Mê Linh (huyện Lâm Hà).

Chương trình cũng hỗ trợ thâm canh mắc ca năm 2 với quy mô 30ha/39 hộ dân ở các xã Đinh Lạc, Liên Đầm, Đinh Trang Hòa của huyện Di Linh. Đồng thời xây dựng, hỗ trợ 30 hộ dân ở huyện Di Linh trồng thâm canh mắc ca năm 3 với tổng diện tích 15ha và hỗ trợ 10 gia đình ở huyện Cát Tiên trồng thay thế vườn điều già cỗi với tổng diện tích 10ha.

Mô hình nuôi ong lấy mật theo hướng an toàn sinh học được triển khai tại vùng đồng bào dân tộc ở huyện Lâm Hà. Ảnh: M.H.

Mô hình nuôi ong lấy mật theo hướng an toàn sinh học được triển khai tại vùng đồng bào dân tộc ở huyện Lâm Hà. Ảnh: M.H.

Thúc đẩy liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, trong năm 2020, Trung tâm tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông cho vùng đồng bào dân tộc phù hợp theo định hướng của ngành, của tỉnh. Các mô hình khuyến nông được xây dựng trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chú trọng các mô hình cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện sinh thái đồng thời có giá trị về năng suất, chất lượng, sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Song song với việc thực hiện, hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng tổ chức các lớp tập huấn cho hàng trăm nông dân vùng đồng bào dân tộc. Các nội dung tập huấn xoay quanh kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng bền vững, gắn với chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trần Văn Tuận nói và cho biết thêm, các cuộc hội thảo cũng hướng đến tạo điều kiện cho các nhà quản lý, chuyên môn và doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với nông dân để tháo gỡ những khó khăn, giải đáp những thắc mắc, giúp bà con vùng đồng bào dân tộc mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất.

Mô hình trồng chuối Laba ở huyện Đam Rông, giúp người dân cải thiện kinh tế, có điều kiện vườn lên làm giàu. Ảnh: M.H. 

Mô hình trồng chuối Laba ở huyện Đam Rông, giúp người dân cải thiện kinh tế, có điều kiện vườn lên làm giàu. Ảnh: M.H. 

Để lan tỏa chương trình ra cộng đồng, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã phối hợp với Ban Quản lý dự án VnSAT xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững cho nông dân vùng đồng bào dân tộc. Mô hình này được tổ chức tại 6 huyện, thành phố của tỉnh với tổng diện tích xây dựng mô hình 48,5ha/58 hộ tham gia. Từ những mô hình này, người dân tham gia được nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất cà phê, tăng nguồn thu và lan tỏa ra cộng đồng.

“Trong năm 2020, chúng tôi đã tổ chức 63 lớp tập huấn về sản xuất cà phê bền vững cho trên 4.300 người. Để đạt hiệu quả cao thì ngoài tập huấn lý thuyết, chúng tôi tổ chức cho nông dân thực hành tại vườn. Với phương pháp tập huấn này, người dân dễ dàng tiếp thu bài giảng, nắm bắt được kiến thức và áp dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình”, ông Trần Văn Tuận chia sẻ. 

Để hỗ trợ hiệu quả hơn cho người dân vùng đồng bào dân tộc, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục xây dựng chương tình với tiêu chí đổi mới mô hình tăng trưởng và hướng đến toàn diện bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Riêng năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh này sẽ tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông theo hướng phát huy thế mạnh của các sản phẩm có lợi thế so sánh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thông qua các chuỗi liên kết trong sản xuất. Đồng thời hướng dẫn người dân chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất có giá trị thu nhập cao hơn để nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng tổ chức các cuộc hội thảo tư vấn kỹ thuật cho nông dân tại các địa bàn trong toàn tỉnh trong đó có người dân vùng đồng bào dân tộc tham gia nhằm hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trên từng đối tượng cây trồng, vật nuôi và giải quyết các khó khăn vướng mắc thường hay gặp phải trong sản xuất.

“Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn cho người dân vùng đồng bào dân tộc. Đặc biệt là tập huấn về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp giúp người dân nâng cao kiến thức về sản xuất để họ áp dụng trong sản xuất tại gia đình, giúp nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích”, ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng.

Theo Minh Hậu - Kim Sơ/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/lam-dong-nhan-rong-cac-mo-hinh-khuyen-nong-hieu-qua-d298490.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay23,095
  • Tháng hiện tại1,036,482
  • Tổng lượt truy cập91,099,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây