Học tập đạo đức HCM

Những bước đi mạnh mẽ cho mục tiêu trở thành Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo

Thứ hai - 22/02/2021 04:19
Thành phố Hà Nội là một trong các địa phương đi đầu trong công tác triển khai thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với việc sớm ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”. Nhờ đó, Hà Nội đã có những kết quả ban đầu cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hoàn chỉnh nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Thủ đô.
Các diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo thu hút nhiều start up công nghệ thông tin. Ảnh: Minh Anh

Đến hết năm 2025, hỗ trợ phát triển 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo

Với mục tiêu đưa Hà Nội thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước, từ năm 2019, thành phố Hà Nội đã sớm ban hành và triển khai Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”, trong đó đặt ra mục tiêu cụ thể là kết nối các thành phần của hệ sinh thái để hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố; truyền thông, thay đổi nhận thức và phát huy tinh thần về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo đến từng người dân, sinh viên, thanh niên và đội ngũ trí thức trên toàn Thành phố. Hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Hà Nội để thực hiện vai trò kết nối các nguồn lực trong nước, quốc tế, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và dẫn dắt hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thủ đô.

Đặc biệt, hỗ trợ hình thành thêm từ 2 đến 3 vườn ươm doanh nghiệp, không gian khởi nghiệp để phục vụ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Khuyến khích hình thành từ 3 đến 5 quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tư nhân; thu hút các Quỹ đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Hà Nội.

Đề án này cũng đặt ra mục tiêu cụ thể là đến hết năm 2025, hỗ trợ phát triển 500 dự án khởi nghiệp sáng tạo; 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại hóa được sản phẩm, trong đó, ít nhất 20% doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các qũy đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, năm 2018, UBND Thành phố đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội về khởi nghiệp, phát triển kinh tế thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Theo ông Lê Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, hiện nay, thành phố Hà Nội có gần 20 vườn ươm doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó khoảng 77% tập trung tại các quận nội thành. Các vườn ươm này khá đa dạng cả về loại hình cũng như đối tượng tuyển chọn. Cụ thể, trên địa bàn thành phố có 05 vườn ươm công lập; 09 vườn ươm tư nhân và 04 vườn ươm thuộc các trường đại học. Đối tượng của các vườn ươm mang tính chất và đặc điểm khác nhau tập trung vào các giải pháp công nghệ cao, các giải pháp chuyển đổi số và thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong trường đại học.

Phần lớn các vườn ươm này được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2015 – 2018, là giai đoạn mà hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được chú trọng và các chính sách, cam kết hành động của Chính phủ và Thành phố được triển khai ngày càng mạnh mẽ hơn. Thành phố Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước đang chiếm lợi thế về số lượng các vườn ươm so với các địa phương. Sự ra đời của các vườn ươm khởi nghiệp đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thành phố Hà Nội tiếp cận với các chương trình đào tạo, ươm tạo chuyên nghiệp, nhờ đó có thể vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển ổn định. Bên cạnh đó, sự ra đời của đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy môi trường hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Thủ đô.

Đáng chú ý, chương trình tăng tốc khởi nghiệp ngày càng đa dạng về hình thức triển khai và bắt đầu xuất hiện hoạt động gọi vốn ngay trong chương trình. Điển hình là chương trình Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA) 2019 với mức đầu tư lớn 40. 000 USD cho mỗi startup. Ngoài số vốn đầu tư nói trên, VSVA còn sở hữu mạng lưới đối tác lớn như: Microsoft, Baker McKenzie, Grant Thornton Vietnam, Lotte Group, Samsung Group, Amazon Web Services, Apple, ZipCar (Global Accelerator Network), Ngân hàng Quốc tế VIB, Asian Apple experts, Holistics, VTC Mobile, Cốc Cốc và hơn 40 đối tác truyền thông sẵn sàng giúp đỡ các startup trên nhiều lĩnh vực. Chương trình tăng tốc khởi nghiệp VSVA bao gồm nhiều hoạt động như: Demo Day, Prototype Day được tổ chức tại các quốc gia có ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm phát triển như Hàn Quốc và Singapore.

Về không gian khởi nghiệp sáng tạo (Không gian làm việc chung): Theo số liệu khảo sát, tính đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố đã có tới 22 không gian làm việc chung đứng thứ 2 của nước chỉ sau TPHCM với 26 không gian làm việc chung. Mô hình này phát triển và trải rộng tại nhiều vị trí trong thành phố Hà Nội và thường có nhiều hơn một chi nhánh giúp mở rộng kết nối của các thành phần trong hệ sinh thái với diện tích lớn nhất lên tới 2.500m2. Trong đó có các tên tuổi lớn và uy tín như: Toong, UP, CoGo,...Tiềm năng phát triển của thị trường không gian làm việc chung được thúc đẩy bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng khởi nghiệp thông qua việc tăng số lượng các doanh nghiệp nhỏ. Với mức tăng trưởng này, có thể thấy sự phát triển của thị trường không gian làm việc chung là một điều tất yếu. Nhờ tận dụng được lợi thế về giá cả và khả năng kết nối trong hệ sinh thái, không gian làm việc chung không chỉ là nơi làm việc mà còn diễn ra nhiều hoạt động đào tại, các sự kết kết nối thành phần trong hệ sinh thái.

Trong những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Minh chứng cho sự phát triển này là sự xuất hiện của nhiều quỹ và cộng đồng các nhà đầu tư.

Hiện nay, tại thành phố Hà Nội có khoảng 23 quỹ đầu tư mạo hiểm bao gồm cả quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Trong đó, đáng chú ý nhất là Quỹ đầu tư BKFUND là quỹ đầu tư đầu tiên tại thành phố Hà Nội được thành lập dựa trên Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. BKFUND ra đời với mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; các dự án tiềm năng trở thành doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư và thúc đẩy phát triển xã hội, đặc biệt hướng tới các nhóm startup của cán bộ và sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Với sự hiện diện của hàng loạt các quỹ đầu tư, các giao dịch thị trường đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Hà Nội ngày càng gia tăng. Trong đó, phải kể tới giao dịch gọi vốn đầu tư series D vào Tập đoàn Topica Edtech thuộc Tập đoàn Northstar trị giá 50 triệu USD và khoản đầu tư vòng gọi vốn series B vào Sendo trị giá 51 triệu USD. Các nhà đầu tư tại Hà Nội có hoạt động nổi bật bao gồm Cyberagent Ventures, Vina Capital, với CyberAgent Ventures đã tham gia vào 5 giao dịch được biết đến cho đến năm 2019 với các khoản đầu tư vào Luxstay, Jamja, Wefit, TheBank và Kyna.

Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư hướng đến nhiều vòng gọi vốn, đặc biệt hướng tới Seed/Series A đã xuất hiện. Trên thực tế, vòng Seed và Series A là thời điểm có mức độ rủi ro cao với các nhà đầu tư. Tại thành phố Hà Nội, FPT ventures là quỹ đầu tư mạo hiểm vòng Seed và Serie A vào các công ty đã trải qua giai đoạn phát triển ý tưởng và đã đưa vào kinh doanh hoặc các nhóm tốt nghiệp từ các vườn ươm khởi nghiệp trong khu vực và quốc tế có quan hệ với FPT (bao gồm và không giới hạn từ 500 Startups, Founder Institue, Magic, JDFI, Dream+).

Bên cạnh các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư nhân cũng có những hoạt động ngày càng sôi nổi với sự xuất hiện của mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần (iAngel Network) tại Hà Nội. Được thành lập từ năm 2016, IAngel Network có các thành viên là khoảng 300 doanh nghiệp khởi nghiệp và 80 nhà đầu tư thiên thần.

Kiểm tra sản phẩm sữa đóng hộp tại Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm HBI (Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Sở KHĐT Hà Nội). Ảnh: Minh Anh

Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng ổn định

Tại thành phố Hà Nội có khoảng hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, không nằm ngoài đặc điểm chung của các nước, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Hà Nội chủ yếu ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển, với giá trị doanh nghiệp còn tương đối thấp. Một số trường hợp ngoại lệ là các startup tiêu biểu của thành phố như: Momo, VNPAY, Topica.

Đánh giá mức độ tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020, số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có sự tăng trưởng ổn định, đặc biệt từ khi Hà Nội triển khai các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo Đề án 844 và nhất là sau khi ban hành Đề án 4889 của riêng Thành phố. Tuy nhiên, năm 2020, trong bối cảnh suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có phần sụt giảm 21,05% so với giai đoạn 2016 – 2019. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong thời điểm này là dấu hiệu đáng mừng cho thấy khả năng thích ứng của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hà Nội xuất hiện đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó công nghệ và giáo dục là hai lĩnh vực chiếm ưu thế. Tuy nhiên, số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp chuyển đổi số (Digital), còn thiếu các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển dựa trên KH&CN. Tại Hà Nội có khoảng 70 doanh nghiệp KH&CN, đứng thứ 2 cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Hà Nội có số lượng lớn xuất phát từ các sáng chế, giải pháp hữu ích.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ với 11 tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố (bao gồm nhiều thành phần của hệ sinh thái như đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị truyền thông, vườn ươm khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khu làm việc chung, quỹ đầu tư) với mục đích thúc đẩy hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội, thông qua đó đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo một cách toàn diện và hiệu quả.

Bài 2. Giải pháp hỗ trợ hiệu quả Start up để Hà Nội thành trung tâm Khởi nghiệp

Theo Minh Anh/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại986,679
  • Tổng lượt truy cập91,050,072
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây