Học tập đạo đức HCM

Nông sản Việt Nam chiếm thị phần nhỏ ở EU

Thứ năm - 08/10/2020 11:30
EU là thị trường quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng nông sản Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu nông sản vào khối này.

Tại hội thảo “Phổ biến rào cản kỹ thuật để triển khai Hiệp định EVFTA đối với ngành hàng trồng trọt và chăn nuôi” diễn ra tại TPHCM ngày 8/10, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, EU là thị trường nhập khẩu nông sản lớn (đạt 142,9 tỷ EUR vào năm 2019) và liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân 4,73% kể từ năm 2009 đến nay.

EU hiện đang là thị trường lớn thứ 3 của ngành nông nghiệp Việt Nam khi chiếm 11,75% thị phần trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019. Trong đó, EU đứng đầu về thị phần cà phê, thứ hai về hạt điều và thứ tư về rau quả.

Tuy nhiên, thị phần của nông sản Việt Nam ở EU còn rất khiêm tốn, chỉ mới chiếm 2,5% (3,96 tỷ USD) trong tổng giá trị nông sản nhập khẩu vào EU năm 2019. Tính riêng một số mặt hàng chủ lực, cà phê Việt Nam chiếm 23% tổng giá trị cà phê nhập khẩu và EU, rau quả chiếm 0,08%, mật ong dưới 0,1%…

Chính vì vậy, Hiệp định EVFTA mở ra nhiều cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam nói chung, các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi nói riêng, thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Tuy nhiên, các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ còn phức tạp, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp hiện chưa đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ.

Nông sản Việt Nam xuất sang EU gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận xuất xứ. Ảnh: Sơn Trang.

Nông sản Việt Nam xuất sang EU gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận xuất xứ. Ảnh: Sơn Trang.

Bên cạnh đó, những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ và các yêu cầu chứng nhận chất lượng tự nguyện, về trách nhiệm môi trường của rất nhiều tổ chức tại châu Âu cũng là những khó khăn lớn cho ngành nông sản Việt Nam.

Do đó, để tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, ngành nông nghiệp cần phải nâng cao chất lượng và tăng cường chứng nhận chất lượng, sản xuất theo các tiêu chuẩn được châu Âu chấp nhận, xây dựng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của OIE đối với sản phẩm động vật và IPPC đối với sản phẩm thực vật.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần hướng tới sản phẩm có giá trị gia tăng thông qua sản xuất sản phẩm hữu cơ. Giảm chi phí sản xuất, tăng tính ổn định nguồn cung thông qua liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với bà con nông dân; hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến. Hướng tới thị hiếu tiêu dùng đặc thù và chú ý đến hoạt động xúc tiến thương mại (xây dựng thương hiệu và hình ảnh; chú ý bao bì, nhãn mác…). Tăng cường mối liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua liên doanh liên kết với các đối tác EU.

Ông Quách Thế Phong, đồng Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản của EuroCham:

Việc thành lập một tổ công tác đặc biệt liên Bộ, ngành để hướng dẫn xuất nhập khẩu, hoặc điều phối xuất nhập khẩu cấp cao sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu thời gian, chi phí và công sức trong xuất nhập khẩu. Điều này sẽ giúp nâng cao khối lượng thương mại nhờ vào thực hiện EVFTA.

 

Nguồn tin: Sơn Trang/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay32,396
  • Tháng hiện tại276,488
  • Tổng lượt truy cập102,036,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây