Thoát nghèo vươn lên khá giả
Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) là địa phương có dư nợ vay vốn chính sách cấp xã lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, được ủy thác qua 4 tổ chức chính trị xã hội, với 30 tổ tiết kiệm và vay vốn.
Hiện, trên địa bàn xã Đồn Đạc đang thực hiện 11 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ trên 76,5 tỷ đồng. Toàn xã có tới 1.191 hộ gia đình (chiếm 84% số hộ gia đình trên địa bàn xã) được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng CSXH để đầu tư sản xuất kinh doanh; hàng năm trồng trên 400ha rừng sản xuất; nuôi trên 30.000 gia súc, gia cầm…
Đến 30/6/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 3.104,6 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng có sự chuyển biến rõ nét, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,1% tổng dư nợ, giảm 4,5 tỷ đồng (giảm 0,36%) so với năm 2014.
Từ nguồn vốn này, 5 năm qua, xã Đồn Đạc (huyện Ba Chẽ) đã có 480 hộ thoát nghèo, trên 300 hộ thoát cận nghèo, 100% hộ dân ổn định sản xuất kinh doanh tại chỗ, không có hiện tượng đất đai bỏ hoang; gần 80% hộ dân đã có nhà xây kiên cố, nhiều hộ còn mua sắm được ôtô, máy xúc, xe máy và nhiều phương tiện sản xuất khác. Nhiều hộ gia đình còn biết tận dụng vốn vay để phát triển kinh tế trồng rừng, làm trang trại, gia trại kết hợp với chăn nuôi trồng trọt để vươn lên làm giàu chính đáng.
Hay như gia đình anh Triệu Kim Phượng, cũng là dân tộc Dao ở thôn Tàu Tiên đã vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi 4.000 con gà thịt màu vàng như rơm, trừ chi phí thu lãi trên 100 triệu đồng/năm. Nguồn thu nhập ổn định này không chỉ giúp gia đình anh Phượng thoát nghèo thành công mà vươn lên trở thành hộ khá giả trong xã.Điển hình như gia đình anh Đặng Văn Sồi (dân tộc Dao, ở thôn Làng Han) đã mạnh dạn vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư mô hình cây ăn quả ổi, cam. Mô hình này đến nay đang phát huy hiệu quả, trong vụ thu hoạch đầu tiên đã mang lại thu nhập cho gia đình anh Sồi hơn 30 triệu.
Vốn tín dụng chính sách "phủ" 100% xã
Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Quy mô các chương trình tín dụng chính sách ngày càng được mở rộng, chất lượng tín dụng được đảm bảo, với 18 chương trình tín dụng chính sách đang triển khai, tặng 6 chương trình tín dụng chính sách so với khi bắt đầu triển khai Chỉ thị số 40. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến được với người dân tại 186 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh (không có thôn, bản trắng tín dụng chính sách), tạo điều kiện cho người nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận với vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi và kịp thời.Tham luận của UBND tỉnh Quảng Ninh về "Kết quả và bài học kinh nghiệm về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" nêu rõ: Sau khi Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 40, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã quán triệt, triển khai đến các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành, Ngân hàng CSXH và nhân dân trên địa bàn. Tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa chỉ thị thành chương trình, kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện...
Đến 30/6/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 3.104,6 tỷ đồng, tăng 1.458 tỷ đồng so với năm 2014 (tăng 88,6%, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,9%/năm)...
Nguồn vốn tín dụng chính sách trong thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Giai đoạn 2015-2020 đã có trên 25.000 hộ nghèo, hộ cậ nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu giảm nghèo của địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,56% năm 2015 dự kiến năm 2020 chỉ còn 0,4%, trung bình trong giai đoạn 2015-2020, tỷ lệ giảm ước đạt 0,83%/năm.
Cùng với công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, ý thức vươn lên thoát nghèo được triển khai đồng bộ. Qua đó nhiều địa phương khó khăn (huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà...) nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo viết đơn tự nguyện xin ra hỏi diện nghèo. Đến nay đã có 478 hộ gia đình đã tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với các nguồn lực khác của tỉnh đã góp phần giúp cho Quảng Ninh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Quảng Ninh có đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên ở miền Bắc, huyện đảo đầu tiên đạt chuẩn NTM...
Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm - OCOP là thương hiệu riêng của Tỉnh được Trung ương chọn làm điểm để nhân rộng toàn quốc. Diện mạo đô thị ngày càng văn minh hiện đại, khu vực nông thôn ngày càng đổi mới khang trang sạch sẽ. Dự kiến đến hết năm 2020 Quảng Ninh có 89 xã/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 17 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn...
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có điều kiện xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên khá giả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã