Nhiều rào cản trong xóa đói giảm nghèo
Sìn Hồ là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu. Trong tổng số 22 xã, thị trấn trên địa bàn, thì huyện Sìn Hồ có tới 17 xã thuộc khu vực III, 178 bản đặc biệt khó khăn. Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong huyện chiếm tỷ lệ cao. Địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu... là những rào cản trong công tác giảm nghèo của huyện.
"Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Sìn Hồ xác định đây chính là đòn bẩy để huyện bứt phá trong công tác xóa đói giảm nghèo. Huyện đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể cho từng năm, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp...".
Ông Nguyễn Quốc Vương –
Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ
Trò chuyện với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Quốc Vương – Phó Chủ tịch UNBD huyện Sìn Hồ, cho biết: "Những năm gần đây, công tác giảm nghèo của huyện Sìn Hồ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến đó bắt nguồn từ việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ vào huyện. Nổi bật là chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Chương trình này đã mang đến cho Sìn Hồ sức sống mới, diện mạo mới".
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Sìn Hồ xác định đây chính là đòn bẩy để huyện bứt phá trong công tác xóa đói giảm nghèo. Chính vì xác định như vậy nên huyện Sìn Hồ đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể cho từng năm, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là việc lồng ghép các nguồn vốn tập trung cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập để người nghèo thoát nghèo bền vững được huyện chú trọng thực hiện. Đặc biệt, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượng thụ hưởng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Qua công tác tuyên tuyền tuyên truyền, nhận thức của đảng viên, cán bộ công chức và người dân đã có chuyển biến rõ rệt. Người dân đã nhận thức được ý nghĩa, cũng như là trách nhiệm của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo và ngày càng tích cực, chủ động tham gia xóa đói giảm nghèo với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Trong đó, nổi bật là gắn việc xóa đói, giảm nghèo kết hợp với xây dựng nông thôn mới đã và đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện.
"Thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", huyện Sìn Hồ đã ban hành kế hoạch, phổ biến, triển khai đến các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và đến tận người dân. Các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn đã bám sát các mục tiêu của kế hoạch, xây dựng chương trình hành động cụ thể và tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện theo các nội dung của kế hoạch, góp phần đẩy mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện" – ông Vương nhấn mạnh.
Chú trọng xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu
Hàng năm, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo. Đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu. Tăng cường vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng bản, khu dân cư trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của các xã, thị trấn và nhu cầu của người nghèo, huyện Sìn Hồ đã triển khai hàng loạt các dự án, tiểu dự án: Hỗ trợ trồng cây ăn quả, phát triển cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ cho người dân máy móc phục vụ sản xuất...
Không chỉ dừng ở đó, huyện Sìn Hồ còn quan tâm nhân rộng các mô hình giảm nghèo, như: Mô hình trồng cây đương quy với quy mô 2,15ha, có 31 hộ tham gia tại các xã Phăng Sô Lin, Sà Dề Phìn. Mô hình trồng cây ăn quả (cây lê) quy mô 5,9ha với 15 hộ tham gia tại các xã Phăng Sô Lin, Sà Dề Phìn. Mô hình trồng cây xoài Đài Loan ở xã Pa Tần và xã Hồng Thu...
"Các chính sách về hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135 của Chính phủ và theo các chính sách đặc thù của tỉnh đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng dần giống cây trồng, vật nuôi có giá trị năng xuất, chất lượng cao" - bà Trần Thị Thu Hiền - Trưởng phòng NNPTNT huyện Sìn Hồ, cho hay.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Sìn Hồ đã chú trọng đầu từ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Sìn Hồ đã giảm từ 52,52% đầu năm 2016 xuống còn 29,12% vào cuối năm 2019. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện cũng tăng lên rõ rệt, đến hết năm 2019 đạt 26.700.000 đồng/người/năm, tăng 12.700.000 đồng/người/năm so với cuối năm 2015.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã