Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội, trong những năm qua, Trung tâm đã tham mưu Sở NN&PTNT chỉ đạo việc tổ chức liên kết trong chăn nuôi và từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu bước đầu là thay đổi lại nhận thức của các tác nhân tham gia chuỗi liên kết, tạo ra dấu hiệu nhận biết cho sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo chuỗi. Đến nay các chuỗi đã được hình thành và cung cấp ra thị trường một sản lượng lớn sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm, có đầy đủ nhãn hiệu để nhận biết như Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt lợn sinh học Liên việt (Phúc Thọ): Do Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ liên kết với Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Liên Việt (đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi) tổ chức trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Quy mô chăn nuôi thường xuyên của chuỗi đạt 200 con lợn thương phẩm, hàng ngày, cung cấp cho thị trường khoảng 200 kg thịt bảo đảm an toàn thực phẩm với nhãn hiệu “Thịt lợn sinh học Phúc thọ” thông qua các cửa hàng bán lẻ,nhà hàng bếp ăn tại trên địa bàn huyện Phúc Thọ; Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt lợn sinh học Quốc Oai doo Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm tổ chức trên địa bàn huyện Quốc Oai. Quy mô chăn nuôi thường xuyên của chuỗi đạt 400 con lợn thương phẩm, hằng ngày, cung cấp cho thị trường khoảng 400 kg thịt bảo đảm an toàn thực phẩm với nhãn hiệu “Thịt lợn sinh học Quốc Oai” thông qua các cửa hàng bán lẻ,nhà hàng bếp ăn tại huyện Quốc Oai và một số quận nội thành...
Qua việc liên kết các hộ chăn nuôi thành các tổ chức nông dân như Hội chăn nuôi – tiêu thụ, Hợp tác xã... đã tổ chức thành công hoạt động mua chung dịch vụ đầu vào nên đã giảm được một số chi phí như thức ăn, thuốc thú y, con giống. Bên cạnh đó có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp, cửa hàng. Do vậy đã tạo ra hiệu quả kinh tế được khẳng định như giúp giảm tối đa chi phí sản xuất, ổn định giá bán ra trên thị trường, việc tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch và được tuyên truyền rộng rãi. Từ đó người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm và giúp ra tăng giá trị sản phẩm (gia tăng giá trị sản phẩm từ 15% – 20 % so với sản phẩm khi chưa được sản xuất theo chuỗi) và mở rộng thị trường, nhiều chuỗi đã thiết lập được hệ thống các đại lý, nhà phân phối, cửa hàng tiện ích trên địa bàn cả nước.
Đồng thời đã tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm được kiểm soát chất lượng ở tất cả các khâu; Giúp các tác nhân sản xuất nâng cao ý thức sản xuất đảm bảo an toàn, có trách nhiệm đối với người sử dụng; tạo ra một hướng mới trong phát triển chăn nuôi tại Hà Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng.
Mô hình chuỗi khép kín thành công, ngoài việc tạo thành một nghề chăn nuôi ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân còn góp phần lan tỏa sang các khu vực lân cận. Giúp người tiêu dùng Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung được tiếp cận và sử dụng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới