Theo Cục Bảo vệ thực vật, đến ngày 27/8, các tỉnh miền Bắc có khoảng 213.000ha nhiễm sâu cuốn lá, cao gần gầp 3 lần so với cùng kỳ vụ mùa năm 2019.
Tại tỉnh Thái Bình, sâu cuốn lá lứa 6 đang nở rộ, với tổng diện tích phát sinh trên 78.000 ha và hiện nay các trà lúa mùa đang sinh trưởng và phát triển rất tốt. Tuy nhiên, qua công tác giám sát đã phát hiện trên địa bàn tỉnh đang có một số diện tích xuất hiện sâu đục thân 2 chấm, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trên diện rộng với mật độ tương đối cao (có vùng mật độ sâu cuốn lá lên tới vài trăm con/m2), nếu không quyết liệt phòng trừ tập trung thì sẽ bị thiệt hại nặng về năng suất.
Tại Hải Phòng, hiện nay sâu non đang nở, nơi cao mật độ lên tới 70 – 90 con/m2. Thời gian tới, trưởng thành cuốn lá nhỏ tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng, sâu non tiếp tục nở và gia tăng mật độ, gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng. Diện tích ước phải phun trừ sâu cuốn lá nhỏ trên địa bàn TP Hải Phòng khoảng 70% tổng diện tích gieo cấy.
Sau khi tham quan các điểm sản xuất lúa tại Thái Bình và Hải Phòng, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhận định: Nếu quản lý tốt dịch bệnh hại, năm nay lúa mùa ở các tỉnh ĐBSH sẽ đạt năng suất cao. Bởi hiện nay, các trà lúa đang phát triển rất tốt.
Trước tình hình sâu cuốn lá phát sinh trên diện rộng, Thứ trưởng nhấn mạnh: “Các địa phương không được chủ quan, phải huy động cả hệ thống chính trị để tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nông dân tranh thủ thời kỳ nắng nóng để phun thuốc ngay, nhằm phòng trừ ở giai đoạn sâu cuốn lá lứa 6 đang nở rộ. Nếu để sâu tấn công vào lá đòng thì năng suất bị ảnh hưởng lớn”.
Đồng thời, trong quá trình phun phòng trừ sâu cuốn lá, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị bà con kết hợp phun phòng trừ rầy nâu, vì mật độ rầy tại một số huyện ven biển như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình cũng cao hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong năm nay, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khuyến cáo các địa phương hết sức lưu ý đến bệnh bạc lá, để tăng sức chống chịu cho cây lúa. Bà con không cần bón đạm đón đòng, vì lúa đã sinh trưởng và phát triển tốt. Nên bón thêm kali để hạt mẩy và chắc, nâng cao năng suất, chất lượng lúa.
Theo DH/mard.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới