Học tập đạo đức HCM

Góp sức làm cánh đồng mẫu lớn ở Thái Bình

Thứ ba - 09/09/2014 22:13
Ngành ngân hàng trao tặng 30 tỷ đồng để Thái Bình xây dựng nông thôn mới và phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Đây là sự “tiếp sức” để giúp cho đề án CĐML đang triển khai như ở xã Bình Định, huyện Kiến Xương đạt hiệu quả, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân...

Đó là chia sẻ của ông Định Công Mấn - Chủ tịch UBND xã Bình Định, khi đón Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và lãnh đạo tỉnh thị sát khu ruộng được chọn triển khai đề án CĐML của xã ngày 8.9.

Cánh đồng một màu

Cánh đồng xã Bình Định trải ngút tầm mắt với một màu xanh của những cây lúa đang chuẩn bị làm đòng, hứa hẹn một mùa vàng bội thu. “Làm CĐML sẽ giúp điều tiết được nước, phòng trừ sâu bệnh và lúa chín đều cả cánh đồng. Có máy móc cơ giới vào sẽ làm được đồng loạt, tránh mỗi ruộng một màu trên cánh đồng. Hơn nữa, khi có máy gặt đập liên hợp, người trung niên, người già vẫn làm tốt, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trẻ ở nông thôn hiện nay” - ông Mấn nói.

Ông Mấn đưa ra những con số thực tế để minh chứng cho thành công của một hướng đi mới mà người dân trong xã Bình Định đã và đang triển khai. Ông cho biết, do vùng quy hoạch sản xuất tập trung cấy đồng trà, cùng giống lúa nên công tác điều tiết nước nhanh đồng loạt từ bừa, cấy đến chăm sóc; hoạt động phòng trừ sâu bệnh tập trung đảm bảo cho lúa phát triển, sinh trưởng đồng đều hơn các diện tích cấy ngoài vùng, hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình là năng suất tăng 115 kg/sào.

“Bên cạnh đó, do quy gọn được vùng sản xuất nên HTX thuận lợi áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch để tránh lẫn tạp chất, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi doanh nghiệp thu mua. Cân đối thu chi, các hộ tham gia triển khai đề án CĐML dù có đi thuê hoàn toàn công lao động vẫn còn lãi khá” - ông Mẫn nói.

Thái Bình là một trong những tỉnh được Bộ NNPTNT lựa chọn thí điểm xây dựng CĐML ở miền Bắc. Có 13 xã của tỉnh tham gia mô hình với tổng diện tích 1.267ha và đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ, lợi nhuận tăng bình quân 3,9 triệu đồng/ha so với canh tác đại trà.

Ưu tiên vốn cho nông nghiệp

Chia vui với sự thành công bước đầu của bà con nông dân Thái Bình, trao đổi về định hướng phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới với lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề nghị tỉnh cần phát huy thế mạnh về nông, lâm, thủy sản, tập trung vào việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung huy động các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới.

Theo Thống đốc, Thái Bình là vựa lúa của miền Bắc, có dân số đông, có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, có điều kiện tự nhiên, sinh thái thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh và công nghệ cao... Thái Bình nên chú trọng duy trì và phát triển nông nghiệp ở mức hợp lý để đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững kinh tế-xã hội tỉnh.

Trong 8 tháng đầu năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình tập trung đẩy mạnh cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (theo Nghị định 41). Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thái Bình Đinh Ngọc Thạch cho biết, đến cuối tháng 8 dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2013, với gần 255.000 khách hàng còn dư nợ. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các tổ chức tín dụng đã cho trên 222.000 doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất vay vốn với dư nợ đạt 10,6 ngàn tỷ đồng.

Là một trong những ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, Giám đốc Agribank chi nhánh Thái Bình Bùi Văn Đạt cho biết, tính đến 31.8.2014 dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của chi nhánh đạt 5.640 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,3% tổng dư nợ. Nguồn vốn của Agribank trên địa bàn giúp cho nhiều hộ nông dân có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

   Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trước đây, các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp vay được một vài chục tỷ đồng đã là lớn; nay nếu dự án được xây dựng cụ thể, chứng minh được năng lực quản trị điều hành, liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra, không cần tài sản đảm bảo mà hạn mức vay có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng, nguồn hỗ trợ có thể dài hạn 10-15 năm… Và ông muốn Thái Bình, vựa lúa của miền Bắc, có ít nhất một dự án để thí điểm cho năm tới.  
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm290
  • Hôm nay56,069
  • Tháng hiện tại761,182
  • Tổng lượt truy cập90,824,575
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây