Học tập đạo đức HCM
Giữ uy tín cho sản phẩm chè Việt Nam

Giữ uy tín cho sản phẩm chè Việt Nam

 21:12 18/06/2015

Vừa qua, cơ quan thẩm quyền Ðài Loan (Trung Quốc) đã cảnh báo 22 lô hàng chè đen của Việt Nam xuất khẩu vào Ðài Loan vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép và bắt buộc trả về. Cụ thể, phía Ðài Loan cho rằng, chè Việt Nam có dư lượng hoạt chất fipronil vượt quá ngưỡng 0,002 ppm cho nên không bảo đảm về chất lượng theo tiêu chuẩn. Ðây không phải là lần đầu chè Việt Nam gặp phải tình trạng này. Năm 2012, đã có nhiều lô hàng chè xuất khẩu sang châu Âu phạm lỗi tương tự. Ðiều đáng nói, trong nhiều năm qua, phía Ðài Loan và một số quốc gia thuộc liên minh châu Âu - EU đã nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phát sinh dư lượng fipronil trên cây chè, song cho đến nay, các loại thuốc này vẫn nằm trong danh mục được phép sử dụng của Việt Nam. Trong khi đó, Ðài Loan là một trong ba thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam (cùng với Pa-ki-xtan và Nga). Ước tính, mỗi năm Ðài Loan nhập khẩu từ Việt Nam hơn 20 nghìn tấn chè, lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Ðài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Ðài Loan. Do đó, việc Ðài Loan từ chối nhập chè của nước ta không chỉ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này mà còn tác động trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nhiều hộ dân trồng chè. Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản yêu cầu thành lập tổ điều tra đặc biệt để điều tra nguồn gốc xuất xứ của lô hàng chè xuất khẩu bị trả về. Ðồng thời, các cơ quan chức năng cũng sẽ làm việc lại với phía Ðài Loan về tiêu chuẩn dư lượng thuốc BVTV đối với hoạt chất này (có phù hợp thông lệ quốc tế hay không). Khi đó, nguồn gốc cụ thể sẽ được truy xét, nhưng qua sự việc này, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cấp bách về chất lượng chè Việt Nam cũng như việc cập nhật các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm từ các nước nhập khẩu.
Hỗ trợ đồng bộ và thiết thực

Hỗ trợ đồng bộ và thiết thực

 07:17 06/06/2015

Theo Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, sản xuất nông nghiệp trong năm tháng đầu năm 2015 tăng trưởng thấp hơn do thiên tai khắc nghiệt và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ngoài hạn hán ở nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cả nước có 11 nghìn ha lúa và 3.600 ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực giảm cả về sản lượng và kim ngạch, nặng nề nhất là xuất khẩu cà-phê giảm 39,6% về lượng và giảm 38,2% về kim ngạch; gạo giảm 7,4% và giảm 10,7%. Những người nuôi cá tra và tôm xuất khẩu cũng đang gặp bất lợi vì giá giảm, không ổn định, trong khi rào cản kỹ thuật và chi phí đầu vào như điện, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm có xu hướng tăng lên. Ðầu ra khó khăn cũng đã, đang và sẽ còn là bài toán chưa có lời giải hữu hiệu, vững chắc cho nhiều nông sản phổ biến khác, như: dưa hấu, vải thiều, ớt, khoai, sắn...
Nông sản oằn lưng gánh phí!

Nông sản oằn lưng gánh phí!

 21:27 26/05/2015

Từ một nước mà ở thành phố lớn có những lúc phải "chạy ăn từng bữa", với công cuộc đổi mới, nước ta đã vươn lên thành một cường quốc xuất khẩu gạo. Nhưng có một thực tế, xuất khẩu nhiều nhưng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản vẫn yếu và đời sống người nông dân vẫn thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Không còn bần hàn túng quẫn, nhưng làm giàu từ xuất khẩu nông sản vẫn là giấc mơ của những người nông dân "một nắng hai sương".
Tháo gỡ khó khăn xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản

Tháo gỡ khó khăn xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản

 00:58 24/05/2015

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản (NLTS). Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương theo thẩm quyền thành lập Tổ công tác liên ngành về đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; tập trung đẩy nhanh đàm phán các hiệp định thương mại, thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng NLTS...
Tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu,

Tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu,

 06:30 15/04/2015

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I năm 2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nước ta đạt gần 6,13 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2014. Ðiều đáng lo là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính như cà-phê, gạo, thủy sản, gỗ... đều giảm. Trong đó, hai ngành hàng cà-phê và thủy sản giảm mạnh. Khối lượng xuất khẩu cà-phê ước đạt 350 nghìn tấn với kim ngạch 734 triệu USD, giảm 41,4% về khối lượng và giảm 37,3% về giá trị. Ðối với ngành hàng thủy sản, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong 5 năm qua. So với cùng kỳ năm 2014, giảm tới 23%, trong đó, mặt hàng tôm giảm mạnh nhất, gần 30%; cá tra khoảng 18%; cá ngừ hơn 13%...
Cần phát triển thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản bền vững

Cần phát triển thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản bền vững

 09:24 13/04/2015

Năm 2015, dự kiến có hàng loạt hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết, mở ra khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tốt hơn. Tuy vậy, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhưng những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng này lại có sự sụt giảm đáng kể.
Hiện nay, ở xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) chỉ có vài hộ gia đình đủ khả năng trang bị máy sao chè tôn quay đun ga giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Ảnh: PHƯƠNG CƯỜNG

Chát đắng nghề chè

 22:04 01/04/2015

Xuất khẩu gạo chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh

Xuất khẩu gạo chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh

 03:40 10/11/2014

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu. So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.
Thanh long Việt – “Ngai vàng” lung lay!

Thanh long Việt – “Ngai vàng” lung lay!

 04:50 29/07/2014

Trái thanh long Việt Nam đã có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2013, xuất khẩu thanh long tươi đạt 326.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 203,8 triệu USD (chiếm khoảng 25% giá trị trái cây xuất khẩu dạng tươi, khô và đông lạnh và tương đương 61,4% giá trị trái cây tươi xuất khẩu).
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay26,071
  • Tháng hiện tại675,660
  • Tổng lượt truy cập91,849,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây