Hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công-tư”. Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Được triển khai từ tháng 7/2013 và kết thúc vào tháng 11/2015, Dự án do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ nhằm tăng cường năng lực về quản lý rủi ro trong nông nghiệp thông qua bảo hiểm, góp phần vào sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp có sự liên kết công-tư.
Theo tổng kết của Bộ Tài chính, hiện nay có nhiều vướng mắc khi triển khai bảo hiểm nông nghiệp. Đây là dạng bảo hiểm có phạm vi đối tượng, địa bàn triển khai khá rộng bởi thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng…
Cùng với đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế; lực lượng cán bộ mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới.
Rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong bảo hiểm nông nghiệp diễn ra bất thường, một số nơi xảy ra tổn thất lớn, trên diện rộng do đó phạm vi, mức độ thiệt hại về mặt tài chính khá lớn vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhiều hộ dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia mang tính chất thăm dò (tham gia ít hoặc không tham gia) hoặc lựa chọn các đối tượng được bảo hiểm có rủi ro cao để tham gia.
Ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, hoạt động của Dự án là tập trung rà soát, phân tích đánh giá thực trạng bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về tăng cường năng lực thể chế, xây dựng mô hình bảo hiểm nông nghiệp có sự liên kết công-tư cho cây cà phê tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Ông Alfonso Tena Garcia, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tây Ban Nha tại Việt Nam cho rằng, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, là công cụ để phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và chủ quyền của mỗi quốc gia. Điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Theo ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), đến nay Việt Nam đã triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh, thành phố áp dụng trên các đối tượng là cây lúa, vật nuôi gồm trâu, bò, lợn, gia cầm và thủy sản với cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Rủi ro được bảo hiểm là thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Cùng với những chính sách hỗ trợ nông dân về tích tụ ruộng đất, hỗ trợ vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học-công nghệ… bảo hiểm trong nông nghiệp được là công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực sản xuất đối với nông dân trong sản xuất hàng hóa lớn hiện nay.
Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã