Theo Bộ NN&PTNT, mục đích ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của Việt Nam là làm căn cứ để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
Hơn nữa, trên thế giới đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển.Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.
Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực, có bốn nhóm tiêu chí chính mà hầu hết các nước đều sử dụng để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, bao gồm: Nhóm tiêu chí về kinh tế; Nhóm tiêu chí về xã hội; Nhóm tiêu chí về môi trường; Nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển.
Sau khi xem xét một số sản phẩm theo các tiêu chí đề ra, Bộ NN&PTNT đề xuất 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, gồm: Lúa gạo; Cà phê; Cao su; Điều; Hồ tiêu; Chè; Sắn và sản phẩm từ sắn; Sâm; Rau quả; Lợn; Bò (thịt); Gà; Cá tra; Tôm (gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm); Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã