Khi người lính trở về…
Anh Trần Xuân An sinh ra ở Gio Linh, Quảng Trị. Sau 4 năm trong quân ngũ, được phục viên, anh quyết định “Nam tiến” để lập nghiệp. “Đất lành chim đậu”, anh chọn Bình Thuận làm quê hương thứ 2. Công việc gắn bó với ND, nông thôn và công tác Hội cũng bắt đầu từ đây.
Anh Trần Xuân An đã cùng Hội ND xã đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể “nhãn xuồng cơm vàng Thắng Hải” cho đặc sản nhãn xuồng, nâng cao giá trị cho nông sản địa phương. LQ
"Các mô hình kinh tế do anh Trần Xuân An tổ chức triển khai đã phát huy hiệu quả cao như: Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình chăn nuôi gà công nghiệp. Gần đây, anh An có công lớn trong việc giúp địa phương xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với nhãn hiệu “nhãn xuồng cơm vàng Thắng Hải”. Ông Trần Công Trường - |
Trước khi đến với Hội ND, anh đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, từ cán bộ Ban quản trị hợp tác xã đến cán bộ văn hóa thông tin, Bí thư đoàn thanh niên, cán bộ thuế xã. Năm 2000, anh đã chính thức “bén duyên” và gắn bó với công tác Hội ND cho đến nay. Suốt gần 20 năm làm công tác Hội, anh đã chủ động đề ra nhiều chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhờ vậy mà phong trào ND xã ngày càng khởi sắc.
Xã Thắng Hải có vị trí địa lý khá đặc biệt, cách xa trung tâm hành chính huyện và giáp ranh với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xã có thế mạnh về tiềm năng du lịch biển, nhưng cũng từng có thời điểm an ninh chính trị (ANTT) khá phức tạp. Trước tình hình trên, anh Trần Xuân An đã tham mưu cho chính quyền địa phương cùng Hội ND xã tổ chức phát động phong trào hội viên ND tham gia đảm bảo ANTT tại địa phương. Nhiều mô hình ND tự quản, tự phòng được xây dựng và hoạt động hiệu quả như: Mô hình “tổ nông dân đoàn kết sản xuất - giữ gìn ANTT”; mô hình “tổ nông dân nói không với cây cần sa và các chất ma túy”…
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” làm nông thôn mới
Là người đứng đầu tổ chức Hội ND địa phương, ngoài việc đề ra kế hoạch, anh phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động hội viên ND hiến đất, hiến hoa màu, đóng góp tiền, ngày công để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học...
Không những thế, hàng năm anh đã cùng Ban Chấp hành Hội tổ chức cho cán bộ, hội viên ND đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình làm ăn có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh để về áp dụng vào thực tế tại địa phương. Đặc biệt, với vai trò là thủ lĩnh Hội, anh luôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị hoạt động khoa học để tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên ND, phối hợp với các trung tâm dạy nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn...
Với những đóng góp đó, anh Trần Xuân An đã nhận được nhiều khen thưởng của các cấp ngành từ địa phương đến Trung ương, như: Bằng khen của Trung ương Hội ND Việt Nam năm 2010; bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận năm 2011, 2012; thư khen ngợi của Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận vì “đã có nhiều thành tích trong công tác dân vận khéo” và “đã có nhiều thành tích trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Trung ương Hội ND Việt Nam tặng kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam”; Bộ Công an tặng kỷ niệm chương “Vì An ninh Tổ quốc”.
Chia sẻ về kinh nghiệm làm công tác Hội, anh An cho biết: “Để thu hút được hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt tổ chức Hội và các phong trào, cán bộ Hội cần gương mẫu, tiên phong trong các hoạt động, phong trào do Hội cũng như địa phương phát động”.
Theo Lê Quang/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã