Tỷ phú cá tra giống” - Bùi Thanh Chúng ngụ ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã 2 lần liên tiếp nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Tháp về thành tích phong trào nông sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2014 và 2014 - 2016 với việc nuôi và sản xuất cá tra giống, trồng nếp với diện tích 5ha cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng mỗi năm.
![]() |
Ông Bùi Thanh Chúng nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Tháp |
Lập nghiệp từ năm 21 tuổi với diện tích 1,5 công đất bố mẹ để lại ông Chúng bắt đầu trồng lúa và canh tác rau màu. Thế nhưng, do giá cả bấp bênh, năng suất lúc bấy giờ không cao nên ông Chúng không thu lại lợi nhuận nhiều từ sản xuất nông nghiệp. Khoảng tháng 5/1985, ông Chúng đến tận biên giới Việt Nam – Campuchia để đặt đáy cá tra thiên nhiên, phần đem bán cho thương lái trong khu vực huyện Hồng Ngự, phần còn lại đem về thả nuôi. Do nguồn cá tra thiên nhiên lúc đó dồi dào nên giúp gia đình ông thu nhập khá. Vào thời điểm đó, cá tra giống có giá 1.000 đồng/con giống đạt mức cao.Xuất thân từ gia đình giàu truyền thống sản xuất nông nghiệp và nuôi cá nên ông Bùi Thanh Chúng đã quen với những khó khăn, vất vả của cuộc sống người làm nông.
Tuy nhiên, người dân đánh bắt ngày càng nhiều nên nguồn cá tra thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Năm 1998, Trại cá giống Châu Đốc (An Giang) sản xuất thành công cá tra giống nhân tạo và từ đó “ra đời” nghề sản xuất cá tra giống nhân tạo.
Hiện tại, ông Chúng đang sở hữu hơn 2ha đất ao hầm chuyên sản xuất cá tra giống các loại và nuôi cá bố mẹ với hơn 20 ao lớn nhỏ. Bình quân 5 ngày ông Chúng cho xuất cá tra bột 1 lần (cá tra bột = cá tra được thụ tinh nhân tạo sau 24 giờ) và mỗi năm ông Chúng xuất ra thị trường các tỉnh ĐBSCL và Tây Ninh hơn 4 tỷ con giống.( Nông nghiệp Việt Nam)
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản tăng mạnh
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,642 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu 1,153 tỷ USD, tăng 78,2%. Xuất siêu rau củ quả ước đạt 1,489 tỷ USD. Thị trường châu Á là khu vực dẫn đầu xuất khẩu rau của Việt Nam, chiếm 85,9%, khu vực châu Âu chiếm 3,8% và thị trường các khu vực khác chiếm 6,3%. Sản phẩm rau củ chế biến xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất với 46,9%, còn lại rau và trái cây tươi
![]() |
Điều đáng nói là kim ngạch xuất khẩu rau củ quả, trái cây tươi Việt Nam vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc… có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là thị trường châu Âu. Năm 2013, hàng nông sản Việt Nam bị hạn chế xuất khẩu vào thị trường này do bị phát hiện vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường này chiếm 3,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đã cho thấy sự ám lên của thị trường. ( Sài Gòn giải phóng)
Theo phununews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh