Đến cơ sở sản xuất mành trúc Thanh Trúc ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, chúng tôi bị "ngợp" bởi hàng chục bức tranh sống động, đủ mầu sắc trên các tấm mành đang dần hoàn thiện. Giám đốc Công ty sản xuất mành trúc Thanh Trúc Nguyễn Hữu Bèn niềm nở: "Nhiêu đây ăn thua gì, chúng tôi còn có những tấm mành cỡ lớn theo đơn đặt hàng của nước ngoài nữa kia. Hàng chủ yếu để xuất khẩu, nên ai đặt gì mình làm nấy thôi". Thoăn thoắt chấm từng vệt mầu lên mảnh trúc, anh Trần Văn Chuyền (40 tuổi), có kinh nghiệm hơn 15 năm trong nghề cho biết, tùy theo yêu cầu khách hàng, mỗi mành trúc sẽ có số lượng dây và mẫu mã khác nhau, thông thường là 100 dây với chiều dài 2 m mỗi dây. "Trước đây, phần trang trí chủ yếu là phong cảnh đồng quê, bây giờ làm để xuất khẩu nên khách gửi hình và mình vẽ theo yêu cầu của họ. Hầu hết thợ đều không phải dân hội họa chuyên nghiệp, chủ yếu sơn vẽ dựa theo kinh nghiệm. Tất cả đều chăm chút, cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết sao cho bức tranh "thật" nhất", anh Chuyền cho biết. Ðể có được tấm mành trúc đạt yêu cầu của các thị trường "khó tính" thì phải trải qua hàng chục công đoạn phức tạp. Ban đầu, những nhánh trúc được chọn và cắt thành đoạn nhỏ dài chừng Vô trục là công đoạn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo của người thợ. Ở công đoạn này, người thợ lồng những chiếc mành trúc đã được dệt vào trục rồi dùng kìm xoay các sợi kẽm làm sao cho thật chắc. "Phải là người quen tay, có kinh nghiệm mới làm được, bởi nếu siết chặt quá dây sẽ bị cứng, còn lỏng quá mành sẽ bị xệ", anh Mai Văn Chí, ngụ xã Tân Thông Hội, người có hơn mười năm trong nghề làm mành trúc giải thích. Cẩn thận vẽ từng chiếc lá dừa trên nền trời xanh, chị Hồ (30 tuổi) nói, công đoạn "thổi hồn" cho mành trúc rất quan trọng. Từ những thùng sơn nguyên chất, người thợ sẽ tiến hành phối mầu để có những gam mầu phù hợp. Sơn mành trúc không cần dùng cọ hay bút mầu vẽ, mà người thợ chỉ dùng một miếng xốp thấm sơn và biểu thị chi tiết trang trí lên mành trúc. Nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, kinh nghiệm, biết xử lý từng nét chấm phá một cách tinh tế, sống động… Trong nghề làm mành trúc, thông thường mỗi người thợ sẽ đảm nhận một công đoạn khác nhau. Do vậy, rất nhiều lao động là phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ nội trợ cũng tham gia vào các công đoạn làm mành ngay tại nhà. Trung bình, mỗi người thợ có thể hoàn thành 10 tấm mành mỗi ngày, với giá khoán 20.000 đồng/tấm, họ cũng có thu nhập khoảng 200.000 đồng/ ngày. Chị Lê Thị Hải (45 tuổi), ở xã Phước Vĩnh An, gắn bó với nghề đã hơn 30 năm nay chia sẻ: "Làm mành trúc không khó nhưng để bám trụ được lâu dài thì phải thật sự yêu nghề. Mà đã yêu, đã gắn bó thì khó bỏ lắm. Hơn nữa, đây còn là nghề truyền thống cho nên mình cố gắng gìn giữ". Theo thống kê, ở hai xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An hiện có khoảng bảy cơ sở lớn chuyên gia công mành mộc cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu mành trúc. Hoạt động của những nơi này đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động và hơn 500 hộ gia công ở các xã lân cận thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn với thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/người/tháng… Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Trần Trường Sơn cho biết, mặc dù không còn được như "thời hoàng kim" nhưng nghề làm mành trúc ở Củ Chi vẫn được duy trì và tạo điều kiện để phát triển. Hiện nay, các cơ sở luôn có đơn hàng từ các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, nhất là đã nhận được nhiều đơn hàng từ nước ngoài. Tuy nhiên, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề làm mành trúc ở Củ Chi vẫn còn mang tính tự phát, nhiều cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu do không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Ðể nghề truyền thống này phát triển bền vững hơn, về lâu dài, rất cần sự hỗ trợ hiệu quả từ chính quyền địa phương, nhất là về vốn và chính sách ưu đãi. Cùng với đó, việc quy hoạch làng nghề cần gắn chặt quy hoạch vùng nguyên liệu… |
PHƯƠNG VY/ Nhân dân |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã