Học tập đạo đức HCM

HTX- điểm yếu trong xây dựng NTM

Thứ năm - 05/07/2018 22:58
HTX được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) nhưng thực tế thì việc phát huy nó lại có nhiều hạn chế...

Cũng tương tự như các HTX ở Bắc Bộ, Trung bộ trước đây HTX của Hà Nội (gồm Hà Nội và Hà Tây cũ) chủ yếu là quy mô toàn xã, toàn thôn. Điều này rất khác với các HTX mang tính chuyên ngành của Nam Bộ hoặc các HTX chuyên ngành hiện nay.

14-03-39_dsc_9390
Thu hoạch khoai tây ở một HTX

Phần lớn chúng không sinh ra nhờ nhu cầu tự thân muốn liên kết để xã viên có thể cùng mua vật tư đầu vào với giá sỉ, để cùng sản xuất theo một tiêu chuẩn tạo dựng nên thương hiệu nông sản chung, để cùng thống nhất bán theo một kênh được giá nhất mà sinh ra bởi ý chí một thời.

Người ta dựng lên HTX rồi bầu lên một ông Chủ nhiệm để đứng mũi, chịu sào. Đến khi hết bao cấp, những HTX kiểu này trở lên lao đao vì không hợp thời, không đúng với bản chất của kinh tế thị trường. Hiện nay, tiếng là nhiều HTX đã được chuyển đổi từ kiểu cũ sang kiểu mới nhưng đa số vẫn chỉ là “bình mới, rượu cũ”.

Theo thống kê của BCĐ Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020 thì tính đến nay thành phố có 1.021 HTX nông nghiệp. Trong đó có 977 HTX đang hoạt động (có 667 HTX tổng hợp, 254 HTX trồng trọt, 47 HTX chăn nuôi, 5 HTX nuôi trồng thủy sản, 2 HTX Lâm nghiệp, 1 HTX nước sạch), còn 44 HTX đã ngừng hoạt động.

Trong tổng số 1.021 HTX nông nghiệp hiện có 929 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 90%), còn 48 HTX nông nghiệp chưa chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 4%).

Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, TX, trong tổng số 897 HTX nông nghiệp đánh giá, xếp loại năm 2017, chỉ có 188 HTX nông nghiệp hoạt động tốt (chiếm 21%), 331 HTX nông nghiệp hoạt động khá (chiếm 36,9%) và có tới 323 HTX nông nghiệp hoạt động trung bình (chiếm 36%), 55 HTX nông nghiệp hoạt động yếu (chiếm 6,1%).

Phần lớn số hoạt động trung bình và yếu là những HTX kiểu toàn xã cũ vừa chuyển sang hoạt động dưới lớp “vỏ” mới Luật Hợp tác xã năm 2012, còn phần lớn số hoạt động tốt là những HTX dạng chuyên ngành, chuyên một lĩnh vực.

Trong khi các HTX kiểu cũ hoạt động cầm chừng một cách rệu rã, cũng trong năm 2017 Hà Nội có 61 HTX nông nghiệp được thành lập mới chủ yếu là các loại hình dịch vụ như cung ứng giống vật tư, cơ giới hóa và phát triển sản xuất kinh doanh.

Điều đó chứng tỏ điều gì? Sức hút của việc liên kết theo dạng tổ đội, HTX vẫn rất lớn nhưng phải làm sao để nó dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, xã viên thấy được lợi ích chung cũng như lợi ích riêng của mình bên trong đó.

Bởi thế, hướng đi của Hà Nội về kinh tế tập thể trong thời gian tới cần rà soát, đánh giá, phân loại, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp. Cần xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với 44 HTX đã ngừng hoạt động. Nâng cao chất lượng hoạt động của 55 HTX yếu kém.

Rà soát, đánh giá, phân loại để chuyển đổi tổ chức hoạt động lại đối với 48 HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 hoàn thành xong trong năm 2018 theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển và thành lập mới các HTX theo Luật năm 2012.

Đẩy mạnh xây dựng các mô hình HTX liên kết, HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 về thực hiện đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.

Bên cạnh đó cần tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị: Xây dựng và triển khai thực hiện đề án OCOP (mỗi xã mỗi sản phẩm); Tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước; đẩy mạnh quy hoạch, giám sát, chứng nhận chất lượng…

Tác giả bài viết: NGUYỄN THỊ THẮM

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập389
  • Hôm nay40,851
  • Tháng hiện tại745,964
  • Tổng lượt truy cập90,809,357
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây