Theo ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa, hiện nay DN vẫn phải tự bỏ tiền ra nghiên cứu KHCN chứ hầu như chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Như vậy, DN khó có thể bứt phá về KHCN nếu không liên kết với bên ngoài để nghiên cứu.
Khó trăm bề
Còn theo đại diện Cty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, mỗi năm Cty phải bỏ ra khoảng 10 tỷ để nghiên cứu KHCN. Đây là số tiền không phải nhỏ đối với 1 DN như Tiến Nông. Ngoài ra, là DN KHCN, được miễn thuế, nhưng khi thực hiện các thủ tục ưu đãi này, DN vẫn phải “có động thái” với cán bộ thuế, chứ không thì khó có thể được miễn thuế như quy định.
Ở một góc độ khác, TS Nguyễn Hữu Vũ – Tổng GĐ Cty Dược và vật tư thú y (HANVET) cho rằng, Cty đã có hàng chục đề tài tự bỏ tiền ra nghiên cứu: vacxin Gumboro, vacxin Lasota, Newcastle, Tụ huyết trùng gia cầm, Tụ huyết trùng lợn, Dịch tả lợn… Trong đó, đáng kể nhất là vacxin Tai xanh được HANVET bắt đầu nghiên cứu từ năm 2007 khi dịch Tai xanh xuất hiện và bùng phát. Đến năm 2014, sản phẩm mới được hoàn thiện và đánh giá xong với các chỉ tiêu kỹ thuật: vô trùng, an toàn, hiệu lực đều đạt chuẩn.
Tuy nhiên, khi sản phẩm được bán thương mại thì chưa có cơ chế khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã có chủ trương “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” nên chúng tôi chỉ mong chủ trương đó được các cấp quản lý trong ngành nông nghiệp thông suốt và thực hiện tốt. Đặc biệt trong các dự án, các chương trình đấu thầu Quốc gia nên có cơ chế ưu tiên cho sử dụng hàng Việt – ông Vũ đề xuất.
Xây dựng chính sách từ nhu cầu của DN
Chia sẻ trước thềm Lễ Vinh danh DN vì nhà nông vào ngày 13/11 sắp tới, đại diện nhiều DN được nhận giải như: Cty TNHH Sitto VN, Cty Trà Than Uyên, Cty Cổ phần Mía đường Lam Sơn… đều đồng quan điểm cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức, Nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích DN tham gia mạnh mẽ hơn và phát huy hiệu quả hơn sự kết hợp giữa Nhà nước và DN; phải giành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu KHCN. Một số ý kiến kiến nghị Vụ KHCN và MT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thành lập 1 bộ phận chuyên tiếp và trả lời khi DN có yêu cầu.
TS Nguyễn Hữu Vũ đề xuất, cơ quan quản lý Bộ cần tập hợp lại các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan. Những chính sách phải phản ánh nguyện vọng của các DN và địa phương.
Ngoài ra, theo ông Vũ, Nhà nước cũng nên chú ý chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho các DN. Đơn cử như Hanvet, mặc dù là DN mạnh về nghiên cứu KHCN nhưng không có một TS thú y, sinh học nào được đào tạo chuyên môn từ các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. “Phía Cty chúng tôi không ngại thù lao 50-100 triệu/tháng cho người có đủ năng lực nhưng vẫn chưa tuyển được” –ông Vũ than thở.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, muốn xây dựng chính sách gì cũng phải từ nhu cầu của DN. Các đơn vị thuộc Bộ cần rà soát lại chính sách để tạo thuận lợi cho DN. Các viện trường tạo điều kiện cho DN sử dụng các nguồn gen. Ngành mong muốn lắng nghe những băn khoăn, vướng mắc của DN để giải quyết dứt điểm, tạo thuận lợi cho DN. “Hiện nay, ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để rút dần khoảng cách về trình độ KHCN so với khu vực và thế giới. Để làm được điều này, không có con đường nào ngắn hơn là tăng cường nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp, đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào SX. Trong quá trình này, cần xác định được vai trò quan trọng của các DN” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã