Học tập đạo đức HCM

Vì sao nông dân quay lưng với nuôi lợn bằng đệm lót sinh học?

Thứ sáu - 06/11/2015 02:15

Vì sao nông dân quay lưng với nuôi lợn bằng đệm lót sinh học?

Mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học đã xuất hiện từ lâu, với nhiều lợi ích thiết thực, nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện nhiều nông dân ở một số địa phương đã quay lưng với đệm lót sinh học và trở về với cách nuôi truyền thống.

Người nuôi chán nản

Tại Hậu Giang, mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học được triển khai từ giữa năm 2012, theo đó đã có nhiều hộ thật sự gắn bó, gửi gắm nhiều kỳ vọng vào mô hình, nhưng cuối cùng họ đành phải từ bỏ.

 

Người chăn nuôi ở Sóc Trăng chưa mặn mà với cách nuôi trên đệm lót sinh học. Ảnh: CHÚC LY

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Văn Thép ngụ ấp Thạnh Thới, xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành) chia sẻ: “Nuôi lợn trên đệm lót thật sự có nhiều ưu điểm, người nuôi không phải tốn công tắm cho lợn. Đệm lót là hỗn hợp gồm mạt cưa, trấu, men balasa (dày khoảng 6-7 tấc). Hỗn hợp này có tác dụng xử lý chất thải tránh để lại mùi hôi, nhưng nếu gặp nước thì sẽ mất tác dụng”.

Ông Võ Ngọc Lâm, ngụ ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) cũng cho biết: “Đệm lót sinh học là mô hình hay nhưng vẫn có một số hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện của nhiều hộ chăn nuôi. Ví dụ, chi phí làm đệm lót khá lớn, chưa kể các công đoạn khác như thức ăn, con giống, thuốc men phải tuân thủ đúng và tốn kém hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống, vì vậy người nuôi nhỏ lẻ khó mà gắn bó được”.

Cần có một quy trình chuẩn

Ông Lư Xuân Hội – Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thông tin: “Đến nay, trong số 60 mô hình đã triển khai thì gần như không còn hộ nào làm lại nữa. Nguyên nhân chính là nguồn nguyên liệu mạt cưa để làm đệm lót rất khó kiếm, bà con phải lên tận các tỉnh miền Đông để mua, chi phí vận chuyển rất đắt đỏ, người chăn nuôi nhỏ lẻ thì không thể mua được. Một hạn chế khác  nằm ở tập quán chăn nuôi của bà con, dẫn đến làm sai quy trình kỹ thuật”.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, ông Ngô Minh Long cho biết thêm: “Hiện tại, đối với việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học, bà con chỉ mới áp dụng với hình thức cải biến chứ chưa hoàn toàn đúng với quy trình chuẩn.

Còn tại Sóc Trăng, hiện mô hình này cũng chưa được người chăn nuôi áp dụng nhiều. Ông Trương Văn Đúng – Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng phân tích thêm: “Khi đệm lót bị ẩm thì men không phát triển được, trong khi mạt cưa và trấu thì có giá khá đắt. So với cách nuôi truyền thống thì chi phí ban đầu của chăn nuôi lợn trên đệm lót cao hơn nên bà con không mấy mặn mà”.

Hiện Trung tâm Giống vật nuôi nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang thử nghiệm thêm các vật phẩm khác để làm đệm lót. Cụ thể, đơn vị đang nghiên cứu để đưa bã mía ở các nhà máy, xí nghiệp đường trên địa bàn vào thay thế mạt cưa, giúp người chăn nuôi có thêm sự lựa chọn cũng như giảm chi phí làm đệm lót. 

Theo tính toán của các hộ nuôi, 1m2 đệm lót tiêu tốn khoảng 400.000 đồng, có thể sử dụng cho 2 vụ nuôi. Trung bình 10 tấn mạt cưa có giá hơn 3 triệu đồng, làm được 50m2 đệm lót, tuy nhiên chi phí vận chuyển lại lên đến 8 triệu đồng (tùy khoảng cách).

Theo Chúc Ly/danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay49,783
  • Tháng hiện tại754,896
  • Tổng lượt truy cập90,818,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây