Học tập đạo đức HCM

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu

Chủ nhật - 19/03/2017 10:40
Với mong muốn người tiêu dùng được ăn những ngọn rau ngon ngọt, đậm đà, không hóa chất… một kỹ sư trẻ quyết định chịu lỗ gần nửa năm trời để theo đuổi đam mê trồng rau hữu cơ.
Anh là Nguyễn Thế Hạnh, 28 tuổi, kỹ sư nông nghiệp, quản lý sản xuất của Công ty TNHH Liên kết nông dân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Công ty của anh liên kết với nông dân để sản xuất ra rau hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Bàn tay lấm lem đất đỏ, anh Hạnh nhổ củ cà rốt ngay trên ruộng, cười tươi: “Thành quả của người nông dân là đây!”.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 1
Rau hữu cơ khác rau sạch ở chỗ không sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Ảnh: NGÂN NGA

 

Để rau đủ chất dinh dưỡng, công ty phải đi thu mua phân bò và phân gà về để ủ một thời gian rồi đưa đi kiểm định, đạt tiêu chuẩn mới được bón cho đất. Muốn đuổi sâu bọ ăn rau thì phải đi mua lá xoan Ấn Độ từ Bình Thuận về ủ; ớt, gừng, tỏi được xay ra rồi trộn lại với nhau ủ cho lên men, sau đó tất cả được hòa vào nước với nhau rồi phun lên rau thay cho thuốc trừ sâu.
Theo anh Hạnh, do sử dụng thuốc hoàn toàn bằng thảo mộc, không có hóa chất nên cứ ba ngày phải phun chất cay như trên nhưng cũng chỉ hạn chế một phần nào đó thôi. Do đó phần lớn là công nhân phải tự nhổ cỏ và bắt sâu. Rau củ quả trồng bằng quy trình này mẫu mã không đẹp và cho năng suất không bằng trồng rau an toàn. Đổi lại rau có độ giòn, ngọt, đậm đà hơn rất nhiều lần so với những loại rau trồng bình thường.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 2
Rau hữu cơ có độ giòn, ngọt, đậm đà hơn rất nhiều lần so với những loại rau trồng bình thường. Ảnh: NGÂN NGA

 

Công ty giao khoán cho anh 2 ha đất, lời lỗ gì là anh hưởng hết. Do thời gian đầu chưa có vốn nhiều nên anh chưa có điều kiện để xây nhà kính nhằm tránh tác động từ thiên nhiên như mưa, nắng, sâu bọ… Do đó mùa mưa phải giăng lưới, hạn chế rau bị dập, nếu mưa lớn thì vẫn bị trôi mất hạt giống.
Thông thường rau cứ 25-30 ngày tuổi là được thu hoạch đem đi tiêu thụ ở TP.HCM. Trung bình mỗi tháng anh bán được khoảng 33 triệu đồng.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 3Rau sử dụng thảo mộc để đuổi sâu bọ chỉ hạn chế được một phần nên người nông dân phải bắt từng con sâu. Ảnh: NGÂN NGA

 

“Chị thấy ở Việt Nam có mấy kỹ sư như em lăn lộn ngoài đồng không? Làm nông phải có đam mê, quy trình sản xuất rau hữu cơ đơn giản nhưng quá trình thực hiện thì khó. Công nhân mới tuyển vào ban đầu họ nhìn sơ qua công việc rồi bảo đơn giản, chẳng có gì khó. Nhưng sau một thời gian bỏ công sức ra chăm sóc, họ biết quý trọng cây rau hơn” - anh Hạnh nói.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 4
Thông thường cứ 25-30 ngày là rau được thu hoạch. Người trồng rau sẽ cắt từng cây ngay tại ruộng chứ không nhổ ào ạt. Ảnh: NGÂN NGA

 

Không có tiền đầu tư máy móc nên tất cả đều làm bằng tay chân. Rau tới ngày thu hoạch là công nhân phải ngồi ngay ruộng cắt từng gốc cây chứ không phải nhổ toàn bộ rồi cắt một lượt. Để đảm bảo được rau tươi ngon nhất đến người tiêu dùng thì buổi sáng công nhân chỉ làm mỗi việc thu hoạch, buổi chiều mới chăm sóc cây. Rau cũng trồng theo mùa, đối với thời tiết lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là trồng bắp cải, súp lơ, su hào, cà rốt. Riêng xà lách, cải ngọt, cải ngồng, cải xanh, cải thảo thì trồng quanh năm.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 5
Để rau được tươi ngon nhất tới người tiêu dùng, buổi sáng người nông dân sẽ thu hoạch còn buổi chiều là công đoạn chăm sóc cây. Ảnh: NGÂN NGA

 

Nghề trồng rau hữu cơ tương đối vất vả. Anh Hạnh tốt nghiệp đại học chuyên trành trồng trọt, ra trường đi làm nhân viên cho một công ty chuyên về sắt thép. Vì đam mê trồng trọt, muốn được làm đúng ngành nghề yêu thích nên anh đã quyết định nghỉ công ty cũ, chuyển sang làm quản lý về trồng rau hữu cơ. Ban đầu do đất chưa được cải tạo nên có ngày anh dậy từ sáng sớm, đến 9-10 giờ tối mới nghỉ. “Trong vòng một tháng em sút 8 kg. Mẹ thương, khuyên em bỏ nghề nhưng em bảo vất vả mấy cũng chịu được!” - anh kỹ sư nông nghiệp hiền lành chia sẻ.

Kỹ sư nông nghiệp đi bắt từng con sâu - ảnh 6
Hạnh phúc của anh Nguyễn Thế Hạnh là nhìn thấy thành quả do chính mình bỏ công sức chăm sóc. Ảnh: NGÂN NGA

 
Sau năm tháng đầu tư với số vốn khoảng 80 triệu đồng, giờ Hạnh đã bắt đầu lấy lại được vốn, ước tính khoản hai tháng nữa vườn rau bắt đầu có lời. “Lúc đó em sẽ dành dụm tiền làm hệ thống nhà lạnh để bảo quản rau được tươi lâu hơn và xây dựng nhà kính để hạn chế rủi ro do tác động từ môi trường. Làm ra rau hữu cơ không giống như rau sạch nên em chỉ mong muốn người tiêu dùng thấu hiểu được mà chia sẻ với kỹ sư nông dân như em" - anh Hạnh cười hiền.
 
NGÂN NGA/PLO
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Hôm nay89,791
  • Tháng hiện tại794,904
  • Tổng lượt truy cập90,858,297
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây