Học tập đạo đức HCM

Mô hình trồng rau mầm mang lại lợi ích kinh tế cao

Chủ nhật - 19/03/2017 20:58
Trải qua nhiều vất vả, thất bại đến nay vợ chồng chị Vũ Thị Sáu (trú tại khu dân cư Lôi Động, phường Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương) đã thực hiện được ước mơ, mang nguồn rau sạch đến với bữa cơm gia đình.

Với nhu cầu tiêu dùng và nguồn rau sạch cần thiết, đảm bảo cho bữa ăn gia đình,vợ chồng chị Vũ thị Sáu đã quyết định mở cơ sở trồng rau mầm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đối với mỗi gia dình.

Tuy nhiên gian đầu do chưa có kinh nghiệm, chị Sáu mất trắng nhiều mẻ rau mầm. Thời tiết vốn thất thường, trong khi rau mầm lại khó tính, nếu không được chăm sóc cẩn thận, tưới tiêu không hợp lý, cây sẽ chết do thiếu nước hoặc do úng…

Trải qua những vất vả, khó khăn, thành quả ban đầu của chị là những kệ rau mầm xanh mướt, kê san sát nhau trên diện tích 150m2. Chị còn đầu tư nhà khung có mái che, hệ thống làm mát, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

Hiện nay cơ sở sản xuất rau mầm của chị Sáu đã có mặt tại các siêu thị

Hiện tại, cơ sở rau mầm của chị Sáu trồng 6 loại rau: cải củ trắng, cải củ đỏ, cải ngọt, cải tím, cải bông xanh, mầm rau muống. Các hạt giống rau này được nhập từ Ý, New Zealand.

Trong khi một số cơ sở sản xuất rau mầm khác vẫn đang sử dụng mùn cưa hoặc rơm rạ và tái sử dụng nhiều lần nên chưa bảo đảm vệ sinh thì rau mầm của gia đình chị được trồng trên đất đã xử lý vi sinh từ xơ dừa Bến Tre không tái sử dụng.

Chị Sáu cho biết nước tưới cho rau mầm cũng phải là nước sạch. Rau chứa nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, chất đạm, rất tốt cho sức khỏe con người, nhất là người già và trẻ em.

Mỗi ngày cơ sở của chị Sáu cung cấp ra thị trường từ 10-15 kg rau mầm, thu lãi 400.000-500.000 đồng. Hiện rau của gia đình chị được phân phối tại hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Túc Mạch Hải Dương ở TP Hải Dương và thị xã Chí Linh, được người tiêu dùng tín nhiệm.

Thời gian tới, chị Sáu tiếp tục đầu tư mở rộng mặt bằng, ứng dụng công nghệ phun tưới tự động, hệ thống cắt rau tự động để giảm sức lao động; đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bà Phạm Thị Hà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Chí Linh cho biết mô hình trồng rau mầm tại Chí Linh còn khá mới mẻ nhưng đã mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng cho nông dân.

Theo Đông Bắc/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay58,126
  • Tháng hiện tại327,581
  • Tổng lượt truy cập97,555,762
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây