Học tập đạo đức HCM

'Vua' cá lóc bay làm du lịch

Thứ tư - 26/09/2018 20:59
Cồn Sơn đang nổi lên như một điểm du lịch miệt vườn thú vị bậc nhất ở Cần Thơ với những sản phẩm du lịch thôn dã, mới lạ, “không đụng hàng”, chẳng hạn như: xem đàn cá lóc bay.
Du khách tham quan xem cá lóc bay tại vườn nhà ông Tín /// Ảnh: Đình Tuyển
Du khách tham quan xem cá lóc bay tại vườn nhà ông Tín
ẢNH: ĐÌNH TUYỂN
 
Tiếng gõ “cọc…cọc… cọc” vang lên, dĩa thức ăn viên được hất lên cao, cả đàn cá lóc nhào lên khỏi mặt nước để tranh mồi như cá heo làm xiếc. Du khách tham quan thích thú, chụp ảnh, quay phim và trầm trồ thán phục khả năng độc đáo của cá lóc bay.

“Bí kíp” dạy cá lóc bay
 
Với “độc chiêu” huấn luyện đàn cá lóc bay lên khỏi mặt nước khi cho ăn, ông Lê Trung Tín (ngụ P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã góp công lớn đưa cồn Sơn trở thành một trong những điểm tham quan thu hút nhất ở Cần Thơ. Ngưỡng mộ ông Tín, nhiều người đặt ông biệt danh “vua” cá lóc bay để tán dương nhà nông sáng tạo này.

Trở lại khu vườn nhà ông Tín với những vèo cá lóc (ô nuôi cá quây bằng lưới) xen lẫn vườn ổi, ao sen, chúng tôi được ông chủ “bật mí” kế hoạch huấn luyện một độc chiêu mới. “Tôi đang tìm cách phát huy hết khả năng bay, nhảy của đàn cá lóc và sẽ huấn luyện cho chúng bay qua vòng lửa, phục vụ khách tham quan”, ông Tín nói. Theo ông Tín, để cá lóc bay và chui qua vòng là một kỹ năng khó nhưng hoàn toàn có thể thành công trên cơ sở sự am hiểu đàn cá, kiên trì huấn luyện với giải pháp phù hợp.
 
Kể lại những ngày đầu huấn luyện cá lóc bay, ông Tín cho biết, hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá nên vợ chồng ông rất rành tính nết của loài cá này, nổi trội là hám mồi. “Từ đặc tính của con cá nên mỗi khi cho ăn, tôi lấy dĩa gõ đều vào xô đựng thức ăn cho cá quen dần tiếng gõ. Khi đã quen âm thanh rồi thì chỉ cần mình gõ là cả đàn cá sẽ chú ý và nhảy lên đón thức ăn”. Chia sẻ thêm về lứa cá bay đầu tiên, ông Tín bảo, ban đầu ông Tín chỉ tập hiệu lệnh cho đàn cá để thêm vui mỗi khi rải thức ăn. Không ngờ, ông phát hiện, khi quen cữ ăn, đàn cá đồng loạt bay lên khỏi mặt nước giành mồi đẹp như cá heo làm xiếc. “Rồi sau này, trên cồn mọi người cùng làm du lịch cộng đồng, tôi biểu diễn cho cá lóc ăn, người ta xem khoái quá chừng. Người này đồn người kia nên khách đến xem cứ đông dần, ông Tín nói. Việc huấn luyện cá lóc được ông Tín thực hiện thường xuyên theo từng lứa cá, bắt đầu từ lúc cá khoảng 15 ngày tuổi, tới lúc cá 4 - 6 tháng tuổi là bay “sung”nhất, đẹp mắt nhất.

Sống khỏe nhờ cá lóc
 
Hiện tại, gia đình ông Tín nuôi 18.000 - 20.000 con cá lóc lớn nhỏ, chia làm 10 vèo nuôi. Những đàn cá với đủ trọng lượng, con nhỏ nhất bằng ngón tay, con lớn nặng nhất đến 7 kg. Bà Võ Thị Mỹ Hòa, vợ ông Tín, cho biết loại cá bay biểu diễn đẹp nhất là khi chúng có trọng lượng từ 200 - 600 gr/con.

Đàn cá lóc bay của vợ chồng ông Tín không chỉ để biểu diễn phục vụ khách du lịch mà còn là một trong những nguồn thực phẩm đặc trưng của du lịch cồn Sơn. Khi những đàn cá lóc bay đạt trọng lượng 0,8 - 1 kg/con trở lên sẽ được cho nghỉ biểu diễn vì cá đã bắt đầu nặng nề, lười bay. Đàn cá lóc này sẽ được sàng lọc dần để bán thịt và làm cá khô vì nuôi tiếp sẽ chậm lớn, không có lời. Cá lóc được ông Tín bán tươi cho khách từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Còn cá chế biến món ăn tại vườn như lẩu mắm, lẩu mẻ, nướng trui, nấu cháo… được bán giá 180.000 đồng/kg. Nhờ cá được huấn luyện bay từ nhỏ nên thịt cá săn chắc, thơm ngon hơn cá lóc nuôi thông thường.

Với việc chăn nuôi, kết hợp làm du lịch đầy sáng tạo của mình, sau 2 năm, cuộc sống gia đình ông Tín đã cải thiện trông thấy. Từ ngõ vào đến nhà đều được sửa sang, cơi nới thành một điểm tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách. Phía trước nhà, ông Tín còn cải tạo một đoạn mương nhỏ dài 60 m thành nơi cho du khách trải nghiệm chèo xuồng, hái sen... Mỗi tháng, trừ tất cả chi phí, nguồn thu từ vườn trái cây và các sản phẩm làm từ đàn cá lóc, vé tham quan đem lại cho vợ chồng ông lợi nhuận hơn 50 - 60 triệu đồng.
 
Ông Tín cho biết cùng với việc chuẩn bị cho những lứa cá lóc nhỏ bằng đầu ngón tay làm quen với “bài học” mới bay qua vòng lửa, vợ chồng ông Tín cũng đã hoàn tất những thủ tục hồ sơ để đăng ký bản quyền thương hiệu cá lóc bay.
 
 

Tác giả bài viết: Đình Tuyển

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay66,595
  • Tháng hiện tại863,293
  • Tổng lượt truy cập90,926,686
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây