Học tập đạo đức HCM

Ruồi lính đen 'cứu cánh' lão nông Ninh Thuận

Thứ tư - 01/07/2020 03:34
Dồn vốn chăn nuôi heo với khát vọng làm giàu nhưng rồi ông Phong trở thành kẻ trắng tay do dịch tả heo châu Phi. May mắn, ruồi lính đen cứu ông thoát nghịch cảnh.

Trắng tay sau dịch

Ông Nguyễn Thanh Phong, ngụ thôn Tân Mỹ (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) đang là nông dân điển hình của địa phương với cách làm giàu bằng mô hình ruồi lính đen. Đến nay, những lồng lưới nuôi ruồi của ông trở thành nguồn thu nhập đều đặn hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Vậy nhưng, trước khi đến với con ruồi, ông Phong đã từng là kẻ thất bại khi đàn heo hàng trăm con bị thiệt hại bởi dịch bệnh tả heo châu Phi vào hồi 2017.

Ông Nguyễn Thanh Phong nuôi ruồi lính đen từ năm 2017 và mô hình cho thu nhập cao. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Nguyễn Thanh Phong nuôi ruồi lính đen từ năm 2017 và mô hình cho thu nhập cao. Ảnh: Minh Hậu.

Nông dân 49 tuổi thổ lộ, vì muốn phát triển kinh tế bằng nghề chăn nuôi heo nên vợ chồng đã dồn vốn vào gây dựng trang trại. Đến năm 2017, khi đàn heo hàng trăm con đang độ lớn, chuẩn bị xuất chuồng thì cũng là lúc dịch bệnh ập đến khiến cả trang trại bị thiệt hại. Từ ông chủ một trại nuôi heo có quy mô ở xã, ông Phong trở thành kẻ trắng tay.

Không đầu hàng trước nghịch cảnh, ông Phong lại lặn lội tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, làm ăn kinh tế. Cũng trong năm 2017, ông biết đến mô hình nuôi ruồi lính đen lấy trứng và nghĩ bản thân có thể phát triển nên đã quyết đầu tư. Ông kể: “Hồi đó tôi vay mượn 3 triệu đồng để mua 1 lạng trứng giống mang về ươm. Khi trứng nở thành ấu trùng thì nâng niu, chăm sóc. Về sau, khi đến độ đóng kén thì gia đình mới mua sắt thép, lưới về làm lồng nuôi”.

Là người đi tiên phong trong mô hình nuôi ruồi lính đen ở địa phương nên không ít lần ông Phong gặp khó khăn, trở ngại. Việc trao đổi kỹ thuật, quy trình chăm sóc không phổ biến trên mạng xã hội như bây giờ nên ông lại phải tìm đến sự tư vấn từ người bán giống. Theo ông Phong, kể từ ngày nhập trứng giống đến lúc ruồi trưởng thành, đẻ trứng là khoảng 2 tháng. Lứa đầu tiên, ông thu được ít nên để lại và tiếp tục ươm, mở rộng quy mô đàn.

Gia đình ông Phong đang duy trì 3 lồng lưới nuôi ruồi lính đen với diện tích mỗi lồng khoảng 30m2. Ảnh: Minh Hậu. 

Gia đình ông Phong đang duy trì 3 lồng lưới nuôi ruồi lính đen với diện tích mỗi lồng khoảng 30m2. Ảnh: Minh Hậu. 

Ruồi lính đen cứ nhân lên và đến bây giờ, sau 3 năm chăm sóc, gia đình ông Phong đã có 3 lồng nuôi bằng lưới, khung thép với diện tích mỗi lồng 30m2. Khu trang trại chăn nuôi heo từng bỏ trống sau dịch bệnh đã được ông chuyển một nửa thành khu vực nuôi ấu trùng.

“Thức ăn cho ấu trùng và ruồi lính đen rất đa dạng. Tôi thường lấy thức ăn thừa, bã đậu nành, thậm chí là xác động vật đang phân hủy, hôi thối làm thức ăn cho chúng. Hơn nữa, ruồi lính đen ít bị dịch bệnh nên việc chăn nuôi gặp nhiều thuận lợi. Chi phí về thức ăn không cao như những vật nuôi khác”, nông dân 49 tuổi hồ hởi chia sẻ kinh nghiệm.

Bán trứng giá cao

Hiện nay, với 3 lồng nuôi, mỗi tháng gia đình ông Nguyễn Thanh Phong thu khoảng 10kg trứng. Cầm “vỉ trứng” được làm từ các thanh gỗ dẹt, xếp lớp trên tay, ông thổ lộ: “Nhờ nó mà kinh tế gia đình tôi mới vực lại sau dịch tả heo châu Phi. Đối với trứng giống, tôi bán cho người dân với giá 15 triệu đồng/kg còn trứng thương phẩm thì 6 triệu đồng/kg. Khoảng 2 năm nay, việc bán trứng ruồi lính đen thuận lợi nên gia đình thu về khoản thu nhập kha khá”.

Ấu trùng ruồi lính đen được ông Phong ươm để tái đàn và phục vụ chăn nuôi. Ảnh: Minh Hậu.

Ấu trùng ruồi lính đen được ông Phong ươm để tái đàn và phục vụ chăn nuôi. Ảnh: Minh Hậu.

Cùng với việc bán trứng, gia đình ông Phong cũng ươm ấu trùng để bán cho các trang trại chăn nuôi. Theo nông dân này, đây là loại thức ăn bổ dưỡng cho vật nuôi nên các trang trại chăn nuôi heo, gà vịt, cá... rất ưa dùng. Hơn nữa, để phát triển kinh tế đa dạng, gia đình ông Phong cũng bắt đầu tái đàn heo và nuôi thêm gà, vịt. Chủ động được nguồn thức ăn từ ấu trùng ruồi nên đàn gia súc, gia cầm của ông Phong phát triển mạnh. Ông chia sẻ: “Nuôi ruồi lính đen bán trứng được giá cao là lợi ích đầu tiên. Thứ đến là tự tạo được nguồn thức ăn chất lượng cao để phục vụ chăn nuôi”.

Ruồi lính đen cho nguồn thu đều đặn hàng chục triệu đồng mỗi tháng nên mô hình của gia đình ông cũng trở thành điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người dân địa phương. Hiện nay, gia đình ông Phong tiếp tục nhân đàn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Cùng với việc duy trì các mối hàng sẵn có, nông dân này đang tìm kiếm, liên kết với những hộ dân khác để phát triển kinh tế.

Ông Lê Tự Về, cán bộ nông nghiệp xã Mỹ Sơn cho biết, ông Phong là nông hộ phát triển kinh tế điển hình của địa phương. Từng thất bại do dịch tả heo châu Phi nhưng sau đó đã vận động, tìm hướng phát triển kinh tế mới. “Mô hình nuôi ruồi lính đen của gia đình ông Phong là mô hình hiệu quả, phát triển đầu tiên của cả xã. Việc bán trứng ruồi cho các trang trại chăn nuôi trong vùng lẫn khắp nơi trên cả nước đã giúp gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định”, ông Lê Tự Về chia sẻ.

Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens là loại côn trùng sẵn có trong tự nhiên, không có vòi nên không chích hút vào cây trồng, vật nuôi. Ấu trùng (dòi) của ruồi lính đen là loài phàm ăn, thức ăn của chúng bao gồm chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp... Ấu trùng dòi được dùng làm thức ăn trong chăn nuôi heo, gia cầm, thủy sản.

Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12–20mm. Ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng 3-5 ngày, hoàn toàn không ăn uống gì và đẻ trứng rồi chết. Con cái trưởng thành đẻ từ 500-800 trứng.

Minh Hậu/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại836,878
  • Tổng lượt truy cập90,900,271
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây