Học tập đạo đức HCM

Triển vọng giống nhãn 'siêu ngọt'

Thứ năm - 02/09/2021 11:05
Hưng Yên nổi tiếng với giống nhãn đường phèn. Nhưng nhãn đường phèn cũng có nhiều nhược điểm. Giống nhãn 'siêu ngọt' mới đang được kỳ vọng có thể thay thế nhãn đường phèn.

Bước đầu được ưa chuộng

Vừa gặp chúng tôi, anh Trần Văn Doanh ở xã Dạ Trạch, Khoái Châu (Hưng Yên) phấn khích cho hay: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá các loại nhãn đều bị giảm sâu. Nhãn "siêu ngọt" tuy không phải là ngoại lệ, nhưng vẫn bán được 20.000 đồng 1 kg ở chợ quê.

Nhờ đó, 190 gốc/3600m2 nhãn "siêu ngọt" của anh vẫn thu được 200 triệu đồng, trừ chi phí vật tư, vẫn lãi hơn 100 triệu đồng. Năm trước, anh Doanh bán nhãn sang Hà Nội, giá bình quân 40 - 45 nghìn đồng 1kg, lợi nhuận ngót 300 triệu đồng.

Nhãn Siêu ngọt ở Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: H. Tiến.

Nhãn Siêu ngọt ở Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: H. Tiến.

Vẫn anh Doanh cho biết: Nhãn "siêu ngọt" luôn được giá cao, vì chất lượng luôn thuộc hàng thượng hạng, tương đương với nhãn đường phèn (ngon nhất hiện nay). Nhưng nhãn "siêu ngọt" có quả to hơn, cùi dày và ngọt sắc hơn, thường được khách mua làm quà biếu. Nhờ vậy, từ khi chuyển sang trồng nhãn "siêu ngọt" (năm 2016), đời sống gia đình anh Doanh đã khá hơn rất nhiều.

Để kiểm chứng những điều mắt thấy tai nghe, chúng tôi đã đến thăm một số vườn nhãn "siêu ngọt" trên địa bàn và ngắt trái ăn thử. Kết quả đúng như lời anh Doanh nói: Vườn nhãn nào quả cũng sai lúc lỉu.

Trái chín đồng đều, vỏ mỏng có gai lỳ, cùi giày, hạt nhỏ màu nâu sẫm, bóc ráo tay, hương thơm đặc trưng. Đặc biệt độ ngọt thì chưa có giống nhãn nào sánh kịp. 

Theo Phòng NN-PTNT Khoái Châu: Nhãn "siêu ngọt" được giá cao còn do diện tích trồng chưa nhiều, toàn huyện mới có khoảng 50 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch gần 30 ha. Đây là giống mới, do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn lọc.

Ngoài các đặc tính vượt trội nói trên, nhãn "siêu ngọt" còn có ưu điểm, ít ra quả cách năm, không rụng quả sinh lý, để trên cây quá nước vẫn giữ được độ ngọt sắc, thời vụ thu hoạch dài (từ 15/7 - 20/8 âm lịch), thâm canh tốt có thể đạt 200 - 250 tấn quả/ha.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả đánh giá: Nhãn "siêu ngọt" rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nước ta. Để có thể xuất khẩu, phải khắc phục một số tồn tại, như: Mã quả hơi xấu. Khối lượng quả thấp (60 - 65 quả/kg). Thời gian gian tới, Viện sẽ tiếp tục chọn lọc nhằm tạo ra các dòng nhãn "siêu ngọt" cho mã quả sáng, khối lượng quả lớn (50 - 55 quả/kg).

Để tăng giá trị sản lượng, các địa phương nên chuyển đổi những diện tích nhãn giá trị hàng hóa thấp,, sang thâm canh nhãn "siêu ngọt" bằng cách ghép cải tạo.

“Thời vụ đốn cành tốt nhất là ngay sau mùa thu hoạch (cuối tháng 8 âm lịch). Tiến hành ghép giống, tháng 4 (âm lịch) năm sau. Cây sau ghép cải tạo sau 1 năm sẽ cho quả, sau 2 năm sẽ có khung tán bằng cây cũ (chưa ghép cải tạo)”, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết.

Một số kỹ thuật cắt tỉa cành

Cắt tỉa và vệ sinh vườn cây: Cắt bỏ hết cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh, cành lòa xòa sát mặt đất, cành phát triển quá dày, bị che khuất và nằm sâu trong tán. Tỉa bỏ cả những lộc thu mọc quá dầy, mỗi cành chỉ để lại 2 - 3 lộc thu mập, khỏe, phân bố đều về các hướng trên tán cây. Đồng thời thu dọn, thiêu hủy mọi tàn dư thực vật, kết hợp quét nước vôi cho toàn bộ phần thân gốc các cây, nhằm khống chế các loại sâu bệnh lưu trú qua vụ.

Nhãn Siêu ngọt đang tiếp tục được Viện Nghiên cứu Rau quả hoàn thiện nghiên cứu. Ảnh: H. Tiến.

Nhãn Siêu ngọt đang tiếp tục được Viện Nghiên cứu Rau quả hoàn thiện nghiên cứu. Ảnh: H. Tiến.

Bón phân: Căn cứ vào sản lượng quả vừa thu hoạch để xác định liều lượng, chủng loại phân bón cân đối cho mỗi cây. Nếu lấy đi từ 20 - 70 kg quả/cây, lượng phân bón các loại cho 01 cây như sau: Phân vi sinh 2 - 4kg, Supe lân 1 - 4kg, Kaliclorua 0,2 - 1,0kg, hạt đậu tương nghiền 1kg.

Lân và kali bón theo rãnh đào sâu 15 - 20cm quanh hình chiếu tán cây. Phân vi sinh và hạt đậu tương nghiền, rải mặt luống cũng theo hình chiếu tán cây, sau vét đất dưới rãnh bồi lấp kín. Có thể thay bón đậu tương bằng phân gia cầm hoai mục, hoặc phân từ hầm biogas các trại nuôi gia súc.

Tưới nước ngay sau bón phân và khi vườn cây khô hạn. Từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 phải tuyệt đối không tưới nước, để kích thích nhãn phân hóa mầm hoa.

Lưu ý: Số phân trên chỉ bón cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch. Các đợt thúc hoa (tháng 2 - 3); nuôi quả (tháng 4 - 5) vẫn phải bón đủ lượng theo quy trình bón phân cho cây nhãn. 

Nhãn đường phèn có ưu điểm cùi dày, thơm, ngọt sắc, hạt nhỏ (nhỉnh hơn hạt đậu tương một chút), hơi nhăn và có màu nâu đỏ. Nhược điểm của nhãn đường phèn là khối lượng quả thấp  (90 - 100 quả/1kg) và có sự ra qủa cách năm rõ nét.

Có thể, những nhược điểm này làm cho nhãn đường phèn bị mai một. Hiện chỉ khu vực Thành phố Hưng Yên, một số gia đình còn lưu giữ, mỗi hộ 1 - 2 cây nhãn đường phèn, sản lượng không đáng kể, ngay cả thương lái người địa phương cũng khó tìm mua được. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy nhãn siêu ngọt có thể lên ngôi. 

NGUYỄN HẢI TIẾN/nongsanviet.nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay20,783
  • Tháng hiện tại888,294
  • Tổng lượt truy cập90,951,687
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây