Hiện nay, không ít nông dân vẫn sử dụng phân bón theo cách có phân gì bón phân nấy, coi phân nào cũng như nhau, nên thường dùng phân đạm nhiều và bón kéo dài nên vừa gây lãng phí, vừa không đáp ứng được yêu cầu của cây, lại làm tăng thêm sâu bệnh nên, tăng chi phí. Ngược lại, năng suất giảm nên hiệu quả kinh tế thấp, môi trường thêm bị ô nhiễm.
Theo nhận xét của các nhà khoa học về lĩnh vực nông nghiệp, có những lý do chủ quan sau đây khiến nhiều nông dân sử dụng phân bón không đạt được kết quả như mong muốn. Thứ nhất, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như tư vấn, khuyến cáo của công ty sản xuất và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Thứ hai, nhiều nông dân cho rằng sử dụng lượng phân nhiều hơn sẽ hiệu quả hơn cho cây trồng, nên bà con thường bón phân nhiều hơn nhu cầu của cây.
Vì vậy, để mang lại hiệu quả khi sử dụng phân bón hay các loại thuốc BVTV, bà con nên tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”, vừa tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao cho cây trồng. Bón phân theo phương pháp "4 đúng" là dựa trên cơ sở hiểu cây cần gì, vào lúc nào? Đất có khả năng cung cấp cho cây được chất gì và bao nhiêu? Cung cấp phân bón cho cây bằng cách nào thì có lợi...
"4 đúng" trong sử dụng phân bón bao gồm:
Đúng loại: Là chọn sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu theo nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ và phù hợp với từng loại đất.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có tỷ lệ NPK – 2:1:1. Còn đối với các cây trồng đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao, bà con nông dân nên chọn và sử phân NPK phức hợp để bón cho cây có tỷ lệ NPK trên như các sản phẩm Entec 20-10-10+3S, Entec 24-8-7+2S.
Đúng liều lượng: Tức liều dùng bao nhiêu. Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm phân bón, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Bà con cũng nên lấy mẫu đất đi phân tích ở các trung tâm, các viện, trường để biết tình trạng đất của vườn mình, từ đó có những lựa chọn liều lượng bón hợp lý. Ví dụ: Vào giai đoạn nụ của thanh long, bón phân Entec 20-10-10+3S khoảng 200 - 250 gram/trụ là phù hợp cho đa số vùng đất ở Bình Thuận.
Đúng lúc: Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, nên việc bón phân phải cung cấp kịp thời cho nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
Ví dụ: Trên sầu riêng sau khi đậu trái xong, cây cần lượng dinh dưỡng rất lớn để trái phát triển nên sau khi đậu trái 7 - 10 ngày, bà con phải tiến hành bón phân ngay, bằng sản phẩm Nitrophoska Green để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây. Từ khi bón đến khi cây có thể hấp thu, chuyển hóa cũng mất 10 - 15 ngày, nếu bón trễ sẽ không đủ dinh dưỡng cho cây sử dụng để nuôi trái.
Đúng cách: Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào. Khi bón phân, bà con bón theo hình chiếu của tán cây, khu vực này chính là nơi rễ non hình thành nhiều nhất nên sẽ giúp cây '‘ăn phân’', hấp thu được các chất dinh dưỡng mang lại hiệu quả nhất.
Có thể nói việc áp dụng theo phương pháp “4 đúng” trong sử dụng phân bón cho cây trồng ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào, còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ được môi trường. Đặc biệt, bón phân phải vừa đảm bảo cho vườn cây của bà con sau mỗi vụ thu hoạch cây vẫn phát triển xanh tốt và đủ sức khỏe tiếp tục phục vụ ra trái cho mùa tiếp theo.
GIA PHÚ/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã