Như mọi năm, đây là thời điểm chính vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy hải sản của gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết (thôn Hòa Thành, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên năm nay hàng hóa không bán được, mọi công việc của gia đình đều bị đình trệ.
Được gia hạn nợ, bà Nguyễn Thị Tuyết yên tâm đầu tư chế biến thủy hải sản
“Trong đợt cách ly xã hội, chúng tôi bị mất rất nhiều khách ngoại tỉnh vì không thể gửi hàng đi. Sau cách ly, việc buôn bán dần hồi phục nhưng lại thiếu nguyên liệu để sản xuất, chế biến” – bà Tuyết chia sẻ.
Trong khi khó khăn “bủa vây”, khoản vay 50 triệu đồng để giải quyết việc làm vào năm 2018 cũng đến kỳ hạn thanh toán khiến bà Tuyết thêm “lao đao”. May mắn, bà được Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà gia hạn nợ một năm.
Sau thời gian cách ly dịch Covid - 19, hàng hóa ứ đọng thì nay, nước mắm của bà Nguyễn Thị Hòa (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) đã bán được trở lại
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hòa (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) cũng được Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà gia hạn nợ trong đợt đầu tháng 5 này. Bà Hòa cho biết: “Gói vay 30 triệu đồng đến hạn trả nhưng nhờ được gia hạn, chúng tôi có thêm vốn để đầu tư thu mua, chế biến thủy hải sản.”
Tại xã Thạch Kim – địa phương có dư nợ thủy hải sản lớn nhất tỉnh (chiếm 33 tỷ/41 tỷ đồng dư nợ toàn xã), đợt này, để chia sẻ khó khăn, Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà đã kịp thời gia hạn nợ cho gần 70 khách hàng.
Trước khi gia hạn nợ, nhân viên Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà triển khai rà soát tận cơ sở sản xuất kinh doanh
Bà Thái Thị Hằng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà cho biết: “Dư nợ chế biến thủy hải sản của Lộc Hà chiếm tỷ lệ lớn nhất tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 xã: Thạch Kim và Thạch Bằng. Đợt cách ly xã hội do dịch bệnh gây ảnh hưởng lớn đến nhóm khách hàng này. Để chia sẻ khó khăn và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, chúng tôi đã triển khai giải pháp gia hạn nợ”.
Ngoài ra, ngân hàng còn triển khai các gói tín dụng mới nhằm hỗ trợ hộ chế biến thủy hải sản khôi phục sản xuất mùa dịch Covid - 19. Là hộ nghèo được vay vốn đợt này, chị Phạm Thị Huệ (thôn Sơn Bằng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) cho biết: “Sau khi giải ngân 50 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng Chính sách - Xã hội, gia đình đầu tư thu mua cá để phơi, chế biến nước mắm, ruốc các loại. Hi vọng, với nguồn vốn này, vợ chồng sẽ kiếm đủ tiền nuôi 6 đứa con đang tuổi ăn học”.
Người dân xã Thạch Kim đang nỗ lực vượt qua khó khăn nhờ nguồn vốn của ngân hàng
Được biết, để giúp các hộ dân khôi phục sản xuất kinh doanh, đợt này, Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà đã hỗ trợ hàng chục khách hàng vay mới, nâng tổng số khách hàng vay chế biến thủy hải sản lên gần 2.000 hộ.
Với đặc thù riêng, nghề chế biến thủy hải sản tập trung nhiều lao động hơn các nhóm ngành nghề khác. Bởi vậy, các gói tín dụng của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Lộc Hà không chỉ giúp gần 2.000 khách hàng mà còn hỗ trợ sinh kế cho hàng nghìn lao động ở huyện miền biển Lộc Hà.
Theo Phan Trâm – Thu Phương/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;