Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang: Lạ lùng người bỏ thương để làm nông

Thứ ba - 25/09/2012 03:54
Vốn là ông chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống một nhà hàng có tiếng ở thị trấn Chũ (Lục Ngạn – Bắc Giang) nhưng anh Trịnh Sư Hòa đã quyết định bán xe ô tô con, rời trung tâm thị trấn Chũ mua đất vào đồng rừng để trồng cam đường Canh, cam Vinh - làm một nông dân thực thụ.
 

 

Từ quyết định táo bạo…

 

Cách đây ba năm, trong một lần đến thăm trang trại trồng cam đường Canh ở xã Tân Quang đúng vào mùa thu hoạch, anh Hòa đã bị mê đắm bởi vẻ đẹp và lợi nhuận của giống cây ăn quả có múi này. Về nhà anh lập tức đưa ra quyết định bán xe ô tô con để mua đất vào trốn đồng rừng làm nông nghiệp. Tuy nhiên, quyết định táo bạo của anh Hòa lúc đó đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của vợ và các con. Vợ anh phản đối, một mặt vì anh chưa có kinh nghiệm trồng cam đường Canh – thứ cây ăn quả rất “khó tính”, mặt khác nếu anh bỏ đi làm nông nghiệp thì lấy ai cai quản nhà hàng. Khi ấy, phải rất khó khăn anh Hòa mới thuyết phục được vợ con rằng: trồng cam Canh khó nhất là vốn và kinh nghiệm thì cả hai vấn đề đó, anh đều khắc phục được. Còn việc kinh doanh nhà hàng ăn uống, anh bàn giao hẳn lại cho vợ và các con.

 

Với quyết tâm đó, anh Hòa đã bán chiếc xe ô tô 4 chỗ lấy tiền và đầu tư hơn 450 triệu đồng mua gần 2 ha đất ở khu vực hồ Bầu Lầy (thuộc thôn Sậy To, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang), rồi thuê máy xúc về cải tạo lại vườn bãi để trồng cam.

 

Bước khởi đầu gian nan…

 

Thoạt đầu, anh trồng 2.000 cây cam đường Canh; 500 cây cam Vinh và hàng nghìn cây chanh đào. Cho đến nay, tính cả nguồn kinh phí đầu tư mua đất, mua cây giống, cải tạo vườn bãi, phân bón và công chăm sóc, anh Hòa đã đầu tư vào vườn cam hơn 1,2 tỷ đồng. Bao nhiêu tiền đều hòa tan vào đất hết. Chỉ tính riêng công đoạn đầu tư xây dựng bể chứa nước tưới trên đỉnh đồi rộng 80 m3 và hệ thống ống dẫn nước tưới tự động cho cây cam đường Canh đã tiêu tốn mất gần 100 triệu đồng.

 

Do lúc đầu chưa có nhiều kiến thức trong việc chăm sóc cây ăn quả nên anh Hoà đã đi học hỏi kinh nghiệm ở tất cả các chủ vườn cam đường Canh nổi tiếng trong huyện Lục Ngạn. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc, nhất là đối với cây cam đường Canh, ở giai đoạn nào, anh cũng trực tiếp hỏi kinh nghiệm từ 5 – 7 chủ vườn đã trồng cam Canh thành công, sau đó mới tổng hợp kiến thức lại và áp dụng vào vườn cam của gia đình mình.

 

….Và gặt hái thành công

 

Với cách làm sáng tạo và cẩn trọng như vậy, mà giờ đây trang trại trồng cây ăn quả có múi của gia đình anh đã phát triển xanh tốt. Trong đó, giống cam đường Canh, tuy mới được ba năm tuổi nhưng cây nào cũng phát triển tốt, không sâu bệnh và sai trĩu quả. Mặc dù vụ năm nay là vụ cam Canh đầu tiên được thu hoạch, nhưng anh Hòa đã cầm chắc từ 15 – 20 tấn quả loại 1. Mới đây, tư thương ở khu vực Hà Nội đã đến tận vườn cam đường Canh nhà anh thăm, khi thấy lượng quả sai và chất lượng quả tốt nên họ muốn mua chọn gói quả cả vườn 900 triệu đồng và sẵn sàng đặt cọc trước 450 triệu đồng nhưng anh Hoà chưa đồng ý bán. Bởi qua khảo sát đánh giá thì năm nay, cam đường Canh của cả nước nói chung là không được mùa, vì thế giá cả của quả cam Canh năm nay sẽ đạt khoảng 60 nghìn đồng/kg, cao hơn 15 nghìn đồng/kg so với vụ năm trước.

 

Anh Hoà cho biết, làm cam đường Canh tuy đầu tư lớn nhưng đây là cây siêu lợi nhuận. Người trồng chỉ cần có kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc sẽ thành công. Anh nhẩm tính, vụ năm nay anh sẽ thu về khoảng 1 tỷ đồng từ vườn cam Canh, số tiền đó cơ bản gỡ được vốn đầu tư từ ban đầu. Và tính từ vụ cam năm sau, được bao nhiêu sẽ là phần lãi.

 

Quả thật, gặp anh Trịnh Sư Hoà nơi mảnh đất đồng rừng này mới thấy hết sự thay đổi của một con người. Anh không còn vận quần áo trắng sáng, sơ vin, giầy đinh và một bước lên xe ô tô có điều hoà mát rượi như ông chủ nhà hàng quán ăn của ngày nào, mà thay vào đó là một nông dân với bộ quần áo lao động và những giọt mồ hôi luôn lăn dài trên khuôn mặt. Nhưng bù lại những công sức, những giọt mồ hôi của anh dành cho mảnh đất này đang được đền đáp xứng đáng.

 

Đức Thọ - Đài truyền thanh Lục Ngạn

Theo khuyennongvn.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay27,469
  • Tháng hiện tại414,882
  • Tổng lượt truy cập90,478,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây