Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú trẻ trên đất Yên Phú

Thứ năm - 27/09/2012 05:34
Là con thứ năm trong gia đình có tám anh chị em, Dương Thế Công là một trong nhiều tấm gương thanh niên làm giàu từ mô hình VACR ở xã Yên Phú (Hàm Yên - Tuyên Quang). Mô hình của anh cũng đã thúc đẩy phong trào tuổi trẻ làm giàu trên quê hương.
 
Một góc trang trại nhím của anh của anh Công.

Học cha làm tỷ phú…

Chúng tôi gặp Công khi anh đang tất bật thu hoạch cá giống. Căn nhà khang trang bề thế nằm giữa rừng keo 5 năm tuổi xanh ngút ngàn là công sức của vợ chồng anh lặn ngụp với thành công, thất bại thuở đầu lập nghiệp. Đến Yên Phú điểm mặt tỷ phú, ai cũng nhắc đến Công. Mới bước qua tuổi 37 nhưng anh đã là ông chủ của một trang trại nuôi nhím với ngót trăm cặp nhím sinh sản. Mỗi năm anh xuất ra thị trường hàng trăm cặp nhím thương phẩm và nhím giống. Không dừng lại ở đó, Công còn thầu thêm 10 ao để nuôi cá giống, cung cấp các loại giống trôi, chép, trắm, mè… cho thị trường miền Bắc. Lấy ngắn nuôi dài, mô hình VACR của Công đã thực sự khai thác tốt tiềm năng của địa phương, mở lối cho nhiều gia đình khác học tập.

Nhìn lại cơ ngơi bề thế như hôm nay, Công tâm sự: “Năm 1993, khi vừa học hết lớp 7, tôi nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ chăn nuôi. Khi đó bố tôi đã bắt đầu nuôi nhím, cũng là hộ đầu tiên áp dụng mô hình này ở Hàm Yên. Gác chuyện đèn sách sang một bên, tôi ước mơ ngày nào đó làm kinh tế giỏi như cha mình để làm giàu cho gia đình, quê hương”. Qua câu chuyện của Công, tôi mới biết anh chính là con của tỷ phú Dương Cao Long có biệt danh “Long gấu” nổi tiếng đất Tuyên Quang từ năm 1990 với nghề nuôi gấu và nhím, từng được nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tới thăm.

Học được từ cha đức tính cần cù, ham học hỏi, Công nuôi chí làm giàu. Anh đào ao nuôi cá từ nguồn vốn bố mẹ hỗ trợ. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Công đã thành công. Năm 2004, Công lập gia đình với cô gái cùng xã. Từ đó, vợ chồng anh vay vốn mở rộng trang trại và nhận khoán thêm diện tích đất rừng để trồng keo và bạch đàn (hiện đạt 6ha). Công tâm sự: “Vợ chồng tôi luôn trăn trở xem nuôi con gì, trồng cây gì để đạt hiệu quả kinh tế cao lại tận dụng được các phụ phẩm chăn nuôi. Suy tính kỹ, vợ chồng tôi quyết định đầu tư nuôi nhím và lợn rừng, mở rộng thêm nhiều ô nuôi cá”.

Bên cạnh những vật nuôi truyền thống, Công còn mạnh dạn nuôi thử nghiệm nai, hươu, chồn… Nếu thành công, anh sẽ nhân rộng để phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn nguồn gen các loài động vật quý hiếm này.

Ước mơ làm giàu cho cả xã…

Từ mô hình chăn nuôi với quy mô nhỏ, sau gần mười năm lập nghiệp, học hỏi, đến nay, Công đã có một trang trại đáng mơ ước. Từ mô hình VACR, mỗi năm gia đình anh thu về trên 1 tỷ đồng tiền lãi, giải quyết việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ. Không giấu nghề, Công luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vốn và cây, con giống cho các hộ trong thôn. Nhờ đó, vài năm trở lại đây, Yên Phú đã xuất hiện nhiều tỷ phú trẻ thành công nhờ mô hình VACR. Anh Công chia sẻ: “Thanh niên trong xã giờ giỏi lắm. Có gan làm giàu thì không bao giờ sợ nghèo. Tôi đã bàn với các gia đình đưa ba ba vào nuôi để tận dụng diện tích các ao nhỏ. Nhiều thanh niên hưởng ứng nhiệt tình, tôi hy vọng ba ba sẽ mở hướng làm giàu mới”.

Năm 2011, Công cùng nhiều gia đình làm kinh tế giỏi được huyện Hàm Yên cử đi tập huấn và tham quan nhiều mô hình chăn nuôi ở Bắc Giang. Ông Trần Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: “Anh Công là một trong nhiều điển hình làm kinh tế giỏi của xã Yên Phú. Anh đã giúp bà con nhân rộng đàn nhím, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi để phát triển bền vững, góp phần đưa phong trào thanh niên làm giàu trên quê hương trở thành phong trào đi vào cuộc sống”.

Tất Đạt

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay25,554
  • Tháng hiện tại866,755
  • Tổng lượt truy cập93,244,419
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây