Học tập đạo đức HCM

Bắc Ninh: Làm giàu từ đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ năm - 08/11/2012 03:40
Việc cơ giới hoá trong nông nghiệp đang dần tháo gỡ gánh nặng, nỗi lo cho người nông dân, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm thất thoát trong thu hoạch, đồng thời giải phóng sức lao động.


Tuy nhiên, hiện nay do giá bán các loại máy còn quá cao so với khả năng tài chính của hầu hết nông dân Việt Nam, trong khi giải pháp hỗ trợ người dân mua máy chưa thực sự hiệu quả. Nắm bắt cơ hội, một số nông dân có điều kiện đã đầu tư mua máy móc, thiết bị để làm dịch vụ gặt thuê hoặc cày, cấy thuê.

 

Gia đình chị Ngô Thị Mai, ở thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã tự đầu tư mua 2 máy gặt đập liên hợp (MGĐLH), trị giá 280 triệu/chiếc, sản xuất tại Hàn Quốc theo công nghệ của Nhật và 1 máy cày, trị giá 120 triệu/chiếc để làm dịch vụ gặt và cày thuê cho bà con quanh vùng.

 

Chị Mai cho biết, để mua được những chiếc máy này, ngoài khoản tiền dành dụm được, gia đình chị còn phải vay mượn thêm. Cứ nghĩ đến khoản nợ lớn, những thành viên trong gia đình đều tích cực lao động quên ăn, quên ngủ. Thường thời gian kết thúc công việc trong ngày là 10 giờ đêm, thời điểm vào vụ thu hoạch rộ, có hôm chị đi gặt thuê đến tận 11 – 12 giờ đêm mới nghỉ. Thuận lợi cho gia đình chị là do cả thôn, chỉ mỗi gia đình chị có máy gặp đập liên hợp nên dù muộn nhưng bà con vẫn đợi để thuê gặt. Ngoài gặt và cày thuê cho bà con trong thôn, chị còn làm dịch vụ cho các hộ gia đình trong xã và ngoài xã, được bà con rất ưa chuộng vì chi phí thuê máy gặt giảm hơn so với thuê công gặt tay như trước đây.

 

Theo chị, MGĐLH dễ vận hành, khi mới mua về gia đình chị chỉ tập vận hành 1 ngày là có thể điều khiển được. Khi sử dụng, điều khiển cho máy chạy vòng quanh ruộng để gặt. Gặt đến đâu, máy làm thóc sạch đến đó, rơm rạ cũng được xếp gọn gàng. Sau mỗi vòng lại áp vào bờ để bà con chuyển những bao tải thóc ra xe cải tiến, đưa về nhà. Gặt tay rất vất vả, tốn công lao động và tốn thời gian, 1 ngày 1 người chỉ gặt được tối đa 1 sào. Trong khi đó, gặt bằng máy nếu các thửa ruộng liền nhau, không có bờ thì mỗi ngày mình chị có thể gặt được từ 4 – 5 mẫu (1 mẫu = 10 sào), thời gian gặt 6 - 10 phút/sào. Còn với máy cày 1 người cày được 20 mẫu/ngày, bừa 10 mẫu/ngày.

 

Ngoài nhân công trong gia đình, chị còn thuê thêm 1 lao động bên ngoài, với mức lương 800.000 đồng/ngày. Vụ năm nay (2012) là vụ đầu tiên chị thử nghiệm những chiếc máy mới đó. Với giá tiền công gặt thuê là 120.000 đồng/sào, vào vụ thu hoạch chỉ tính riêng tiền gặt thuê, 1 ngày thu nhập của gia đình chị từ 2 chiếc máy GĐLH được 4 – 6 triệu. Chị dự tính, nếu duy trì được mức thu nhập ổn định như hiện nay, chị có thể sẽ hoàn vốn trong khoảng 1,5 - 2 năm nữa.

 

Tham dự Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về “Cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo” do tỉnh, TTKNQG - Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức, chị mong muốn Nhà nước cần mở rộng chính sách hỗ trợ dân vay vốn cho người dân, bởi hiện tại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ phải có giá trị sản xuất trong nước lớn hơn 60% nên phần lớn nông dân rất khó vay được vốn từ ngân hàng.

 

Ông Chu Quang Triển, phó thôn – phó Chủ nhiệm hợp tác xã Vọng Nguyệt (Tam Giang, huyện Yên Phong) cho biết, gia đình chị Nguyệt đã mạnh dạn mở ra công cụ cải tiến, không chỉ tạo thu nhập cho gia đình mà con giúp bà con trong vùng giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Hiện, trên địa bàn thôn Vọng Nguyệt có 1 máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và 16 máy cày, trong đó 3 máy cày lớn và 13 máy cày nhỏ. Để giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất, chính quyền địa phương đang tìm nguồn hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân tiếp tục dồn điền đổi thửa, ứng dụng đồng bộ cơ giới trong sản xuất lúa gạo.

 

Gia đình chị Ngô Thị Mai là một trong những điển hình trong phong trào đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giải phóng sức lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản suất, hạn chế việc đốt đồng, tránh ô nhiễm môi trường.

 

Hiện nay, vốn mua các loại máy móc, thiết bị vẫn đang quá sức đối với người nông dân. Vì vậy, để tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất, rất cần thêm nhiều những chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn nữa.

Theo TTKN QG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm183
  • Hôm nay33,124
  • Tháng hiện tại1,033,579
  • Tổng lượt truy cập92,207,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây