Học tập đạo đức HCM

Chuyện “bà Hồng VietGAP” và "vườn rau 4 tấn"

Thứ tư - 10/12/2014 22:44
Mái tóc đốm bạc, cũng đã bước qua phía bên kia dốc của đời người, ấy thế mà bà Lê Thị Hồng vẫn được nhiều người dân ở ấp 4 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM biết đến vì sản xuất giỏi.

Bà Hồng còn tích cực tham gia xây dựng NTM ở địa phương, bằng cách trồng rau VietGAP, từ các loại cà chua, cải ná, cải bẹ cho đến khổ qua, dưa leo, bầu bí…

Trồng rau VietGAP và xây dựng nông thôn mới

Về thăm nông dân Lê Thị Hồng một chiều cuối tháng 10, con đường Đê số 1 dẫn vào ấp 4, xã Tân Nhựt gió thổi mát rười rượi, hai bên đường, những vườn rau xanh mướt mắt. Gọi là đường Đê bởi chỉ vài năm trước đây, đây chỉ là bờ đê nhỏ xíu làm ranh giới giữa các thửa ruộng, là con đê bà con lui tới làm đồng. Thế mà nay, con đường đất nhão nhẹo, bé tẹo ngày nào được trải nhựa phẳng lì, rộng thênh thang…

 

 
Trồng khổ qua VietGAP, bà Hồng thu về hơn 2,6 tấn trái trên mảnh vườn 600m2. 
Dừng chân hỏi nhà “bà Hồng VietGAP”, cô gái đang hái rau đầu ngõ, dừng tay chỉ đường: “Đó, chị cứ đi thẳng khoảng 500m, nhìn bên trái thấy có mấy giồng khổ qua xanh mướt, là nhà cô Hồng đó”.

 Mở đầu câu chuyện, bà kể về mấy giồng khổ qua mới hái lúc chiều: “Vừa hái được 5 – 6 lần gì đó, nhưng năng suất có phần kém hơn mấy vụ trước, do mùa này mưa nhiều quá nên cây hơi còi cọc. Bình thường có thể cải thiện bằng cách phun thuốc sâu với bón thêm phân đạm, nhưng làm VietGAP thì phun, bón đều phải đúng quy định”-bà Hồng giải thích.

Cũng như nhiều bà con nông dân ở ấp 4, Tân Nhựt, cách đây 3 năm, nghe theo lời vận động của cán bộ xã, bà Hồng tham gia xây dựng NTM, bằng cách chuyển từ phương pháp canh tác thông thường sang trồng rau VietGAP.

Bà cho biết, ban đầu, khi chuyển sang trồng rau VietGAP, bà cũng lúng túng nhiều. Thế nhưng, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật địa phương cũng như sự hướng dẫn, tập huấn của HTX Rau Phước An, bà Hồng dần dần làm chủ được việc canh tác. “Trồng rau VietGAP phun thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng, bón phân cũng theo quy định… Còn việc ghi sổ nhật ký, tui có thói quen ghi nháp ra ngoài trước, rồi 2 – 3 ngày sau tổng hợp lại, ghi vô sổ chính. Như vậy, sẽ không quên được”-bà Hồng chia sẻ kinh nghiệm.

Khu vườn “4 tấn”

Nhà có 5 khẩu, nhiều năm sống bằng nghề trồng rau các loại, bà Hồng còn được nhiều người biết đến do luôn đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Đặc biệt, khu vườn rộng chỉ chừng 600m2 nhà bà Hồng luôn cho năng suất từ 4 tấn trở lên với các loại rau ăn trái như bầu, bí, dưa hấu, cà chua, dưa leo… Ví dụ như mùa Tết Quý Tỵ vừa qua, bà Hồng trồng 3 liếp dưa hấu, tương đương khoảng hơn 3 công đất, thu được trên 3,5 tấn trái. Với giá bán tại ruộng đạt 8.000 đồng/kg, bà thu về hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, bà Hồng còn tận dụng thời gian, hái trái ra chợ bán với giá 12.000 đồng/kg, thêm được một khoản không nhỏ cho gia đình sắm tết.

Hay như hồi giữa năm nay, bà Hồng trồng bí xanh. Cũng trên mảnh vườn 600m2 của gia đình, bà thu hoạch kéo dài trong 58 ngày, sản lượng lên tới 4,6 tấn trái. Cũng mảnh vườn nhỏ đó, bà trồng khổ qua VietGAP, sản lượng cũng đạt hơn 2,6 tấn. Nhiều người trong vùng ngạc nhiên vì năng suất nhà bà Hồng luôn đạt mức cao, nhiều loại rau, quả cho sản lượng trên 4 tấn, chỉ với khu vườn nhỏ, hơn 600m2.

Hỏi bí quyết, bà Hồng bảo: “Đơn giản lắm! Tui trồng bằng phân chuồng ủ hoai, giúp cải tạo đất tốt, cây phát triển lâu dài. Còn như mấy ruộng trồng phân hóa học với thuốc trừ sâu nhiều, cây chỉ tốt được 1 – 2 vụ đầu, rồi thôi. Đất bị ảnh hưởng thì cây cũng không thể sinh trưởng tốt, cho năng suất cao được”.

Để hạn chế sâu hại vườn rau, bà Hồng trồng hoa dọc hai bên bờ ruộng, dẫn dụ thiên địch. Bà bảo, trồng hoa bờ ruộng vừa có ích cho rau, vườn giúp người nông dân cảm thấy thư thái, khỏe khoắn những lúc làm đồng mệt nhọc. Ngoài ra, những bờ hoa nở rộ dọc đường đi, bên cạnh là ruộng rau xanh mướt cũng khiến nhãn quan người đi đường cảm thấy thoải mái hơn khi về Tân Nhựt.

Theo: vtvcantho.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay30,736
  • Tháng hiện tại223,829
  • Tổng lượt truy cập92,601,493
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây